“Siêu thị hạnh phúc 0 đồng” mở cửa tại chùa Vĩnh Nghiêm, địa chỉ số 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q.3, TP. Hồ Chí Minh, do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.  Hồ Chí Minh, Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP, Nhóm từ thiện chia sẻ Sharing và Tập đoàn Apec Group phối hợp tổ chức.

Siêu thị trưng bày gần 20 mặt hàng là thực phẩm tiêu dùng hàng ngày như: đường, gạo, dầu ăn, nước mắm, nước tương, trứng, nước rửa chén, quần áo cho trẻ em và người lớn, thuốc tây, dầu gió..., phân thành 3 gian hàng chính: gian hàng lương thực, thực phẩm, gian hàng quần áo và gian hàng sách truyện.

Mỗi khách hàng đến đây sẽ được chọn 5 sản phẩm khác nhau với tổng giá trị cho mỗi lần là 100 ngàn đồng và 2 lần cho một tháng. Người dân đến mua hàng đều được đứng vào vị trí được đánh dấu để đo thân nhiệt, rửa tay và nhận hàng.

Siêu thị mở cửa từ 8 giờ 30 - 11 giờ 30 và từ 13 giờ 30 - 16 giờ 30 hàng ngày, mỗi ngày phát ra khoảng 300 phiếu mua sắm. Dự kiến, chuỗi “Siêu thị hạnh phúc 0 đồng” này sẽ mở cửa cho đến hết dịch COVID-19, nếu tình hình phức tạp và dịch bệnh kéo dài hơn, có thể sẽ hoạt động thêm từ 3-6 tháng tới nếu đủ nguồn lực.

Ông Phạm Duy Hưng, đại diện Ban tổ chức "Siêu thị hạnh phúc 0 đồng" cho biết, dịch bệnh COVID-19 gây ảnh hưởng nặng nề đến đời sống xã hội. Với mong muốn chung tay giúp đỡ những người yếu thế, dễ tổn thương nhất, Ban tổ chức đã tiến hành hoạt động này nhằm góp một phần nhỏ bé của mình cho cộng đồng với hy vọng có thể lan tỏa thông điệp yêu thương đến người nghèo TP.

leftcenterrightdel
Siêu thị với thông điệp "Nếu bạn khó khăn hãy lấy những gì mình cần. Nếu bạn đủ đầy, xin nhường người khó khăn hơn". Ảnh: Lê Toàn
leftcenterrightdel
Siêu thị 0 đồng được các nhà hảo tâm mở ra để hỗ trợ người dân khó khăn. Ảnh: Lê Toàn
leftcenterrightdel
Siêu thị mở cửa các ngày trong tuần. Ảnh: Lê Toàn
leftcenterrightdel
Toàn bộ hàng hoá ở đây đều được phát cho người dân với giá 0 đồng. Ảnh: Lê Toàn
leftcenterrightdel
Mọi người ngồi theo thứ tự, giữ đúng khoảng cách chờ đến lượt mình vào mua sắm. Ảnh: Lê Toàn
leftcenterrightdel
Ấm tình người giữa đại dịch. Ảnh: Lê Toàn

 

CM