Mô hình trồng hoa lan của gia đình ông Nguyễn Văn Xuân (xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi).

Theo đó, có 32 nghề đào tạo cho lao động nông thôn, gồm 7 nghề nông nghiệp, 25 nghề phi nông nghiệp như: trồng hoa ứng dụng công nghệ cao; nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao; điện dân dụng; may giày; cắt tóc nam căn bản; kỹ thuật đắp móng; chế biến hải sản khô; kỹ thuật bón phân cho cây trồng; kỹ thuật kết cườm; kỹ thuật trang điểm… Trong đó, trình độ sơ cấp có 13 nghề gồm 1 nghề nông nghiệp, 12 nghề phi nông nghiệp. Đào tạo nghề dưới 3 tháng gồm 6 nghề nông nghiệp và 13 nghề phi nông nghiệp.

Thời gian đào tạo thấp nhất 100 ngày, cao nhất 624 ngày. Mức đóng học phí thấp nhất trong toàn khoá học là 1,8 triệu đồng và cao nhất là 6 triệu đồng/người/khoá học.

Trước đó, UBND TP.Hồ Chí Minh cũng đã ban hành kế hoạch đào tạo nghề cho 10.500 lao động nông thôn trong năm 2018 nhằm tạo nguồn cung nhân lực, đảm bảo an sinh xã hội... trên địa bàn.

Trong số 10.500 lao động nông thôn được đào tạo, sẽ có 2.556 người học nghề nông nghiệp và 7.944 người học nghề phi nông nghiệp; trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng cho 9.800 lao động nông thôn, người khuyết tật, người nghèo... gắn với nhu cầu việc làm và tuyển dụng của doanh nghiệp; đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho 700 lao động nông thôn do các trường cao đẳng, trường trung cấp, cơ sở giáo dục đại học tuyển sinh, tổ chức đào tạo theo quy định./.

Tin, ảnh:VL