Theo đó, Kế hoạch yêu cầu đến năm 2020, 70% thanh niên trong lực lượng lao động được giáo dục nghề nghiệp và kỹ năng nghề nghiệp để thích ứng, hội nhập với thị trường lao động trong nước và quốc tế.

Nguồn kinh phí đào tạo nghề cho thanh niên 
sẽ lấy từ ngân sách của Thành phố (Ảnh: Yến Long)

Về nội dung cụ thể, Kế hoạch nêu rõ sẽ nâng cao công tác tuyển sinh đào tạo đảm bảo quy mô, số lượng và chất lượng tuyển sinh trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp ở các cấp trình độ đào tạo cao đẳng, trung cấp, sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng. Hằng năm tổ chức tuyển sinh mới trung bình khoảng 461.000 người gồm có 45.000 sinh viên cao đẳng, 36.000 học sinh trung cấp, 380.000 học viên sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng.

Đến năm 2020, TP.Hồ Chí Minh đào tạo hơn 1,38 triệu người học, bao gồm 135.000 sinh viên cao đẳng, 108 học sinh trung cấp và hơn 1,1 triệu học viên sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng.

Bên cạnh đó, Kế hoạch cũng nêu rõ, các cơ quan thực hiện cần nâng cao năng lực ngoại ngữ cho thanh niên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; điều tra, khảo sát số lượng thanh niên trong lực lượng lao động được giáo dục nghề nghiệp; đầu tư cơ sở vật chất trong lĩnh vực công nghệ thông tin; tư vấn, giới thiệu việc làm và nâng cao kỹ năng mềm cho thanh niên…

Thực hiện lồng ghép các nội dung của kế hoạch vào chương trình kế hoạch công tác của cơ quan, đơn vị; bố trí ngân sách trong dự toán được giao để thực hiện tốt các nội dung kế hoạch.

Nguồn kinh phí thực hiện các công việc trên sẽ lấy 100% từ ngân sách của Thành phố./.

VL