Theo đó, chương trình cần tập trung tại các khu dân cư, khu vực các chợ, các điểm kinh doanh sản phẩm động vật và các điểm kinh doanh gia cầm sống trái phép; đồng thời tuyên truyền, vận động người dân thường xuyên quét dọn, giữ vệ sinh khu vực công cộng; vận động người chăn nuôi áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi, phát quang, tiêu độc, khử trùng chuồng trại, khu chăn nuôi, khu phụ cận để giảm thiểu nguy cơ tồn tại và xâm nhập mầm bệnh trong môi trường…

Ảnh minh họa (Nguồn: VOH)

Các cơ quan chức năng cần hướng dẫn UBND các quận - huyện các biện pháp tiêu độc khử trùng có hiệu quả; vận động người chăn nuôi thực hiện tổng vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng trại, phương tiện, dụng cụ chăn nuôi, thực hiện các biện pháp an toàn sinh học; giám sát việc thực hiện tiêu độc khử trùng tại các cơ sở chăn nuôi tập trung, cơ sở giết mổ trên địa bàn Thành phố; đẩy mạnh các hoạt động phòng, chống dịch cúm A (H5N1, H7N9) trên người...

Các cơ quan thông tấn, báo chí cần tăng cường thông tin tuyên truyền về nội dung triển khai công tác vệ sinh tiêu độc, khử trùng môi trường và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia cầm trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm cần thực hiện các biện pháp phát quang, vệ sinh, khơi thông cống rãnh, thường xuyên quét dọn thu gom phân rác; thực hiện tiêu độc, phun thuốc khử trùng toàn bộ chuồng trại, khu vực chăn nuôi và vùng phụ cận; vệ sinh, tiêu độc khử trùng các phương tiện vận chuyển gia súc, gia cầm, thức ăn,…trước khi ra, vào trại chăn nuôi để ngăn chặn khả năng xâm nhập mầm bệnh vào trại, giảm nguy cơ xảy ra dịch bệnh; tăng cường các biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng để nâng cao sức đề kháng cho đàn gia súc, gia cầm; đảm bảo mật độ chăn nuôi phù hợp, thông thoáng và các điều kiện an toàn sinh học trong chăn nuôi, nhằm hạn chế tối đa nguy cơ phát sinh dịch bệnh tại cơ sở; tổ chức tiêm phòng định kỳ và bổ sung thường xuyên theo lứa tuổi cho vật nuôi.

Các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm cần thực hiện các biện pháp phát quang, vệ sinh, khơi thông cống rãnh, thường xuyên quét dọn thu gom phân rác; thực hiện vệ sinh, tiêu độc, phun thuốc khử trùng toàn bộ khu vực giết mổ, nhất là khu vực nhốt động vật chờ giết mổ; vệ sinh, tiêu độc, khử trùng các phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trước khi ra vào cơ sở giết mổ./.

VL