Kiểm tra nguồn lợn đưa vào TP.Hồ Chí Minh. (Ảnh: Thành Trí).

Ngưng sử dụng thức ăn thừa để nuôi lợn 

TP. Hồ Chí Minh phát hiện ổ dịch tả lợn châu Phi đầu tiên vào ngày 10/6 tại phường Phú Hữu, Quận 9. Đến ngày 3/7, trên địa bàn TP có 13 hộ chăn nuôi có lợn nhiễm dịch tả lợn châu Phi ở các huyện Bình Chánh, huyện Củ Chi và Quận 12 với tổng số đàn lợn bị tiêu hủy là 2.055 con.

Ngày 4/7, sau khi biết kết quả xét nghiệm số lợn tại 3 hộ chăn nuôi thuộc địa bàn phường Tân Tạo, Quận Bình Tân là dương tính với virus bệnh dịch tả lợn châu Phi, địa phương lập tức tiêu hủy 122 con lợn nhiễm bệnh.

Báo cáo nguồn nhiễm dịch tả lợn châu Phi, ông Huỳnh Tấn Phát, Phó Chi cục trưởng, Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP. Hồ Chí Minh nhấn mạnh, đến thời điểm hiện tại, tất cả trường hợp nhiễm dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đều là các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, sử dụng thức ăn thừa để nuôi lợn.

Để phòng tránh dịch, TP. Hồ Chí Minh đã tham mưu cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) TP tuyên truyền, vận động hơn 270 hộ chăn nuôi sử dụng thức ăn thừa từ các quán ăn, nhà hàng ngừng sử dụng thức ăn thừa trong thời điểm đang xảy ra dịch bệnh. Tuy nhiên, do thói quen chăn nuôi nhỏ lẻ cộng với điều kiện chuồng trại tạm bợ, vệ sinh kém nên khả năng xuất hiện các ổ dịch rải rác vẫn rất cao.

Ông Huỳnh Tấn Phát cho biết, trước tình hình dịch tả lợn châu Phi diễn biến phức tạp, Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP rà soát lại các biện pháp phòng chống dịch cũng như tuyên truyền khuyến khích hộ chăn nuôi tích cực chăm sóc lợn và thực hiện các biện pháp an toàn sinh học. Hiện an toàn sinh học vẫn là giải pháp hữu hiệu nhất để ngăn chặn sự xâm nhập và lây lan dịch bệnh. Thực tế trong những tháng qua những trang trại làm tốt công tác an toàn sinh học vẫn chưa mắc phải dịch bệnh này.

Ngay sau khi dịch bệnh lan rộng ở hầu hết các địa phương trên cả nước, thương lái ép giá lợn hơi xuống còn khoảng 25.000 đồng/kg, bằng với giá hỗ trợ của Chính phủ, điều này khiến người chăn nuôi có tâm lý bỏ mặc hoặc bán tháo đàn lợn chưa đến tuổi xuất chuồng. Đây không chỉ gây thiệt hại lớn cho ngành mà còn ảnh hưởng xấu đến thị trường tiêu thụ thịt lợn trong và sau thời gian xảy ra dịch bệnh.

Xuất hiện dịch tả lợn châu Phi, lập tức tiêu hủy

Trước tình hình dịch tả lợn Châu Phi diễn biến phức tạp, để chủ động phòng, chống bệnh dịch xâm nhiễm và lây lan trên địa bàn thành phố, UBND TP đã ra văn bản gửi các sở, ngành liên quan và UBND 24 quận, huyện về thực hiện tiêu hủy lợn nhiễm bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Theo đó, UBND TP đề nghị UBND các quận, huyện khẩn trương chuẩn bị phương án tiêu hủy tại chỗ để kịp thời xử lý (không để dịch xảy ra mới thực hiện). Cụ thể, dự kiến các vị trí chôn lấp lợn nhiễm dịch bệnh dịch tả lợn châu Phi tại địa phương; trang bị đầy đủ các phương tiện, trang thiết bị, nhân lực để ứng phó khi xảy ra dịch.

Đối với các quận, huyện không thể chôn lấp tại chỗ do không còn quỹ đất chôn lấp; nơi chôn lấp không đảm bảo điều kiện theo hướng dẫn chuyên ngành thú y hoặc bùng phát dịch bệnh trên quy mô lớn, đề nghị UBND các quận, huyện chủ động phối hợp NN&PTNT TP để làm việc với Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TP xử lý tiêu hủy tập trung (chôn lấp hoặc thiêu đốt) tại nhà máy xử lý chất thải y tế (Khu xử lý chất thải Đông Thạnh) hoặc bãi chôn lấp số 3 (Khu liên hợp xử lý chất thải Phước Hiệp).

Đối với trường hợp chôn lấp tại chỗ, đề nghị UBND các quận, huyện phối hợp với Sở NN&PTNT TP để được hướng dẫn thực hiện đảm bảo theo đúng quy định. Kiểm tra giám sát các hố chôn lợn bị nhiễm bệnh dịch tả lợn châu Phi để đảm bảo các vấn đề về môi trường, chỉ đạo các đơn vị liên quan theo dõi, kiểm tra khu vực vừa được xử lý ô nhiễm bằng cảm quan (màu và mùi) đối với môi trường đất, các nguồn nước và không khí xung quanh nhằm phát hiện và xử lý kịp thời khi có sự cố.

Trong trường hợp phải vận chuyển lợn bệnh từ nơi bùng phát bệnh đến các địa điểm xử lý tập trung, UBND các quận, huyện phối hợp với Sở NN&PTNT TP chỉ đạo Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm các phường xã, thị trấn có hộ nuôi lợn xảy ra dịch bệnh điều phối xe vận chuyển lợn bệnh đến điểm xử lý tại Khu xử lý chất thải Đông Thạnh hoặc Phước Hiệp. Đồng thời, cử lực lượng giám sát việc thu gom, vận chuyển lợn nhiễm bệnh đến nơi xử lý tập trung.

UBND TP cũng giao Sở NN&PTNT TP hướng dẫn UBND các quận, huyện căn cứ về quy mô, số lượng lợn bị nhiễm bệnh trong trường hợp tiến hành xử lý bằng phương pháp tiêu hủy tại chỗ hoặc tiêu hủy tập trung (thiêu đốt và chôn lấp). Quy trình chôn lấp lợn bệnh tại địa phương theo đúng quy định của ngành thú y, đảm bảo không để phát tán mầm bệnh. Vận chuyển lợn nhiễm bệnh từ nơi phát sinh dịch đến nơi xử lý tập trung đảm bảo không phát tán dịch bệnh ra bên ngoài.

Bên cạnh việc kiểm tra giám sát các hố chôn tại địa phương theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở NN&PTNT TP hướng dẫn UBND các quận, huyện thực hiện các nội dung kiểm tra, giám sát quản lý hố chôn sau khi chôn lợn nhiễm bệnh theo quy định của ngành thú y.

Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) TP được giao phối hợp Sở NN&PTNT TP ban hành văn bản hướng dẫn phương án tiêu hủy tập trung (thiêu đốt và chôn lấp); tổ chức kiểm tra, giám sát việc xử lý lợn nhiễm bệnh tại bãi chôn lấp số 3 và nhà máy xử lý chất thải y tế của Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị.

Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TP được giao chuẩn bị đầy đủ phương tiện, trang thiết bị và nhân công để tiếp nhận xử lý lợn bệnh tại bãi chôn lấp số 3 và nhà máy xử lý chất thải y tế, bao gồm phương án trữ đông trong trường hợp không thể xử lý hết trong ngày.

Để chủ động phòng chống dịch tả lợn châu Phi xâm nhiễm và lây lan trên địa bàn TP, UBND TP yêu cầu các Sở - ngành, UBND các quận, huyện, đơn vị có liên quan khẩn trương tổ chức quán triệt và xây dựng kế hoạch chi tiết để triển khai thực hiện. Nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị kịp thời báo cáo Sở TN&MT tham mưu, đề xuất UBND TP giải quyết.

Dịch tả lợn châu Phi xuất hiện ở Việt Nam cách đây hơn 4 tháng và lây lan nhanh trên 61 tỉnh, thành trên cả nước. Đã có gần 3 triệu con lợn nhiễm bệnh bị tiêu hủy. Hiện dịch vẫn chưa có dấu hiệu giảm và nguy cơ tiếp tục lây lan các tỉnh còn lại, nhất là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Một tín hiệu đáng mừng cho các hộ chăn nuôi là sau một thời gian nghiên cứu văcxin chống dịch tả lợn châu Phi, bước đầu đã thu được những kết quả tích cực, làm tiền đề cho nghiên cứu sâu về văcxin này và những chế phẩm tăng cường hệ miễn dịch, ức chế virút dịch tả này./.


Kiểm tra nguồn lợn đưa vào TP.Hồ Chí Minh. (Ảnh: Thành Trí).

Ngưng sử dụng thức ăn thừa để nuôi lợn 

TP. Hồ Chí Minh phát hiện ổ dịch tả lợn châu Phi đầu tiên vào ngày 10/6 tại phường Phú Hữu, Quận 9. Đến ngày 3/7, trên địa bàn TP có 13 hộ chăn nuôi có lợn nhiễm dịch tả lợn châu Phi ở các huyện Bình Chánh, huyện Củ Chi và Quận 12 với tổng số đàn lợn bị tiêu hủy là 2.055 con.

Ngày 4/7, sau khi biết kết quả xét nghiệm số lợn tại 3 hộ chăn nuôi thuộc địa bàn phường Tân Tạo, Quận Bình Tân là dương tính với virus bệnh dịch tả lợn châu Phi, địa phương lập tức tiêu hủy 122 con lợn nhiễm bệnh.

Báo cáo nguồn nhiễm dịch tả lợn châu Phi, ông Huỳnh Tấn Phát, Phó Chi cục trưởng, Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP. Hồ Chí Minh nhấn mạnh, đến thời điểm hiện tại, tất cả trường hợp nhiễm dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đều là các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, sử dụng thức ăn thừa để nuôi lợn.

Để phòng tránh dịch, TP. Hồ Chí Minh đã tham mưu cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) TP tuyên truyền, vận động hơn 270 hộ chăn nuôi sử dụng thức ăn thừa từ các quán ăn, nhà hàng ngừng sử dụng thức ăn thừa trong thời điểm đang xảy ra dịch bệnh. Tuy nhiên, do thói quen chăn nuôi nhỏ lẻ cộng với điều kiện chuồng trại tạm bợ, vệ sinh kém nên khả năng xuất hiện các ổ dịch rải rác vẫn rất cao.

Ông Huỳnh Tấn Phát cho biết, trước tình hình dịch tả lợn châu Phi diễn biến phức tạp, Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP rà soát lại các biện pháp phòng chống dịch cũng như tuyên truyền khuyến khích hộ chăn nuôi tích cực chăm sóc lợn và thực hiện các biện pháp an toàn sinh học. Hiện an toàn sinh học vẫn là giải pháp hữu hiệu nhất để ngăn chặn sự xâm nhập và lây lan dịch bệnh. Thực tế trong những tháng qua những trang trại làm tốt công tác an toàn sinh học vẫn chưa mắc phải dịch bệnh này.

Ngay sau khi dịch bệnh lan rộng ở hầu hết các địa phương trên cả nước, thương lái ép giá lợn hơi xuống còn khoảng 25.000 đồng/kg, bằng với giá hỗ trợ của Chính phủ, điều này khiến người chăn nuôi có tâm lý bỏ mặc hoặc bán tháo đàn lợn chưa đến tuổi xuất chuồng. Đây không chỉ gây thiệt hại lớn cho ngành mà còn ảnh hưởng xấu đến thị trường tiêu thụ thịt lợn trong và sau thời gian xảy ra dịch bệnh.

Xuất hiện dịch tả lợn châu Phi, lập tức tiêu hủy

Trước tình hình dịch tả lợn Châu Phi diễn biến phức tạp, để chủ động phòng, chống bệnh dịch xâm nhiễm và lây lan trên địa bàn thành phố, UBND TP đã ra văn bản gửi các sở, ngành liên quan và UBND 24 quận, huyện về thực hiện tiêu hủy lợn nhiễm bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Theo đó, UBND TP đề nghị UBND các quận, huyện khẩn trương chuẩn bị phương án tiêu hủy tại chỗ để kịp thời xử lý (không để dịch xảy ra mới thực hiện). Cụ thể, dự kiến các vị trí chôn lấp lợn nhiễm dịch bệnh dịch tả lợn châu Phi tại địa phương; trang bị đầy đủ các phương tiện, trang thiết bị, nhân lực để ứng phó khi xảy ra dịch.

Đối với các quận, huyện không thể chôn lấp tại chỗ do không còn quỹ đất chôn lấp; nơi chôn lấp không đảm bảo điều kiện theo hướng dẫn chuyên ngành thú y hoặc bùng phát dịch bệnh trên quy mô lớn, đề nghị UBND các quận, huyện chủ động phối hợp NN&PTNT TP để làm việc với Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TP xử lý tiêu hủy tập trung (chôn lấp hoặc thiêu đốt) tại nhà máy xử lý chất thải y tế (Khu xử lý chất thải Đông Thạnh) hoặc bãi chôn lấp số 3 (Khu liên hợp xử lý chất thải Phước Hiệp).

Đối với trường hợp chôn lấp tại chỗ, đề nghị UBND các quận, huyện phối hợp với Sở NN&PTNT TP để được hướng dẫn thực hiện đảm bảo theo đúng quy định. Kiểm tra giám sát các hố chôn lợn bị nhiễm bệnh dịch tả lợn châu Phi để đảm bảo các vấn đề về môi trường, chỉ đạo các đơn vị liên quan theo dõi, kiểm tra khu vực vừa được xử lý ô nhiễm bằng cảm quan (màu và mùi) đối với môi trường đất, các nguồn nước và không khí xung quanh nhằm phát hiện và xử lý kịp thời khi có sự cố.

Trong trường hợp phải vận chuyển lợn bệnh từ nơi bùng phát bệnh đến các địa điểm xử lý tập trung, UBND các quận, huyện phối hợp với Sở NN&PTNT TP chỉ đạo Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm các phường xã, thị trấn có hộ nuôi lợn xảy ra dịch bệnh điều phối xe vận chuyển lợn bệnh đến điểm xử lý tại Khu xử lý chất thải Đông Thạnh hoặc Phước Hiệp. Đồng thời, cử lực lượng giám sát việc thu gom, vận chuyển lợn nhiễm bệnh đến nơi xử lý tập trung.

UBND TP cũng giao Sở NN&PTNT TP hướng dẫn UBND các quận, huyện căn cứ về quy mô, số lượng lợn bị nhiễm bệnh trong trường hợp tiến hành xử lý bằng phương pháp tiêu hủy tại chỗ hoặc tiêu hủy tập trung (thiêu đốt và chôn lấp). Quy trình chôn lấp lợn bệnh tại địa phương theo đúng quy định của ngành thú y, đảm bảo không để phát tán mầm bệnh. Vận chuyển lợn nhiễm bệnh từ nơi phát sinh dịch đến nơi xử lý tập trung đảm bảo không phát tán dịch bệnh ra bên ngoài.

Bên cạnh việc kiểm tra giám sát các hố chôn tại địa phương theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở NN&PTNT TP hướng dẫn UBND các quận, huyện thực hiện các nội dung kiểm tra, giám sát quản lý hố chôn sau khi chôn lợn nhiễm bệnh theo quy định của ngành thú y.

Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) TP được giao phối hợp Sở NN&PTNT TP ban hành văn bản hướng dẫn phương án tiêu hủy tập trung (thiêu đốt và chôn lấp); tổ chức kiểm tra, giám sát việc xử lý lợn nhiễm bệnh tại bãi chôn lấp số 3 và nhà máy xử lý chất thải y tế của Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị.

Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TP được giao chuẩn bị đầy đủ phương tiện, trang thiết bị và nhân công để tiếp nhận xử lý lợn bệnh tại bãi chôn lấp số 3 và nhà máy xử lý chất thải y tế, bao gồm phương án trữ đông trong trường hợp không thể xử lý hết trong ngày.

Để chủ động phòng chống dịch tả lợn châu Phi xâm nhiễm và lây lan trên địa bàn TP, UBND TP yêu cầu các Sở - ngành, UBND các quận, huyện, đơn vị có liên quan khẩn trương tổ chức quán triệt và xây dựng kế hoạch chi tiết để triển khai thực hiện. Nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị kịp thời báo cáo Sở TN&MT tham mưu, đề xuất UBND TP giải quyết.

Dịch tả lợn châu Phi xuất hiện ở Việt Nam cách đây hơn 4 tháng và lây lan nhanh trên 61 tỉnh, thành trên cả nước. Đã có gần 3 triệu con lợn nhiễm bệnh bị tiêu hủy. Hiện dịch vẫn chưa có dấu hiệu giảm và nguy cơ tiếp tục lây lan các tỉnh còn lại, nhất là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Một tín hiệu đáng mừng cho các hộ chăn nuôi là sau một thời gian nghiên cứu văcxin chống dịch tả lợn châu Phi, bước đầu đã thu được những kết quả tích cực, làm tiền đề cho nghiên cứu sâu về văcxin này và những chế phẩm tăng cường hệ miễn dịch, ức chế virút dịch tả này./.

Kiểm tra nguồn lợn đưa vào TP.Hồ Chí Minh. (Ảnh: Thành Trí).

Ngưng sử dụng thức ăn thừa để nuôi lợn 

TP. Hồ Chí Minh phát hiện ổ dịch tả lợn châu Phi đầu tiên vào ngày 10/6 tại phường Phú Hữu, Quận 9. Đến ngày 3/7, trên địa bàn TP có 13 hộ chăn nuôi có lợn nhiễm dịch tả lợn châu Phi ở các huyện Bình Chánh, huyện Củ Chi và Quận 12 với tổng số đàn lợn bị tiêu hủy là 2.055 con.

Ngày 4/7, sau khi biết kết quả xét nghiệm số lợn tại 3 hộ chăn nuôi thuộc địa bàn phường Tân Tạo, Quận Bình Tân là dương tính với virus bệnh dịch tả lợn châu Phi, địa phương lập tức tiêu hủy 122 con lợn nhiễm bệnh.

Báo cáo nguồn nhiễm dịch tả lợn châu Phi, ông Huỳnh Tấn Phát, Phó Chi cục trưởng, Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP. Hồ Chí Minh nhấn mạnh, đến thời điểm hiện tại, tất cả trường hợp nhiễm dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đều là các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, sử dụng thức ăn thừa để nuôi lợn.

Để phòng tránh dịch, TP. Hồ Chí Minh đã tham mưu cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) TP tuyên truyền, vận động hơn 270 hộ chăn nuôi sử dụng thức ăn thừa từ các quán ăn, nhà hàng ngừng sử dụng thức ăn thừa trong thời điểm đang xảy ra dịch bệnh. Tuy nhiên, do thói quen chăn nuôi nhỏ lẻ cộng với điều kiện chuồng trại tạm bợ, vệ sinh kém nên khả năng xuất hiện các ổ dịch rải rác vẫn rất cao.

Ông Huỳnh Tấn Phát cho biết, trước tình hình dịch tả lợn châu Phi diễn biến phức tạp, Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP rà soát lại các biện pháp phòng chống dịch cũng như tuyên truyền khuyến khích hộ chăn nuôi tích cực chăm sóc lợn và thực hiện các biện pháp an toàn sinh học. Hiện an toàn sinh học vẫn là giải pháp hữu hiệu nhất để ngăn chặn sự xâm nhập và lây lan dịch bệnh. Thực tế trong những tháng qua những trang trại làm tốt công tác an toàn sinh học vẫn chưa mắc phải dịch bệnh này.

Ngay sau khi dịch bệnh lan rộng ở hầu hết các địa phương trên cả nước, thương lái ép giá lợn hơi xuống còn khoảng 25.000 đồng/kg, bằng với giá hỗ trợ của Chính phủ, điều này khiến người chăn nuôi có tâm lý bỏ mặc hoặc bán tháo đàn lợn chưa đến tuổi xuất chuồng. Đây không chỉ gây thiệt hại lớn cho ngành mà còn ảnh hưởng xấu đến thị trường tiêu thụ thịt lợn trong và sau thời gian xảy ra dịch bệnh.

Xuất hiện dịch tả lợn châu Phi, lập tức tiêu hủy

Trước tình hình dịch tả lợn Châu Phi diễn biến phức tạp, để chủ động phòng, chống bệnh dịch xâm nhiễm và lây lan trên địa bàn thành phố, UBND TP đã ra văn bản gửi các sở, ngành liên quan và UBND 24 quận, huyện về thực hiện tiêu hủy lợn nhiễm bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Theo đó, UBND TP đề nghị UBND các quận, huyện khẩn trương chuẩn bị phương án tiêu hủy tại chỗ để kịp thời xử lý (không để dịch xảy ra mới thực hiện). Cụ thể, dự kiến các vị trí chôn lấp lợn nhiễm dịch bệnh dịch tả lợn châu Phi tại địa phương; trang bị đầy đủ các phương tiện, trang thiết bị, nhân lực để ứng phó khi xảy ra dịch.

Đối với các quận, huyện không thể chôn lấp tại chỗ do không còn quỹ đất chôn lấp; nơi chôn lấp không đảm bảo điều kiện theo hướng dẫn chuyên ngành thú y hoặc bùng phát dịch bệnh trên quy mô lớn, đề nghị UBND các quận, huyện chủ động phối hợp NN&PTNT TP để làm việc với Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TP xử lý tiêu hủy tập trung (chôn lấp hoặc thiêu đốt) tại nhà máy xử lý chất thải y tế (Khu xử lý chất thải Đông Thạnh) hoặc bãi chôn lấp số 3 (Khu liên hợp xử lý chất thải Phước Hiệp).

Đối với trường hợp chôn lấp tại chỗ, đề nghị UBND các quận, huyện phối hợp với Sở NN&PTNT TP để được hướng dẫn thực hiện đảm bảo theo đúng quy định. Kiểm tra giám sát các hố chôn lợn bị nhiễm bệnh dịch tả lợn châu Phi để đảm bảo các vấn đề về môi trường, chỉ đạo các đơn vị liên quan theo dõi, kiểm tra khu vực vừa được xử lý ô nhiễm bằng cảm quan (màu và mùi) đối với môi trường đất, các nguồn nước và không khí xung quanh nhằm phát hiện và xử lý kịp thời khi có sự cố.

Trong trường hợp phải vận chuyển lợn bệnh từ nơi bùng phát bệnh đến các địa điểm xử lý tập trung, UBND các quận, huyện phối hợp với Sở NN&PTNT TP chỉ đạo Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm các phường xã, thị trấn có hộ nuôi lợn xảy ra dịch bệnh điều phối xe vận chuyển lợn bệnh đến điểm xử lý tại Khu xử lý chất thải Đông Thạnh hoặc Phước Hiệp. Đồng thời, cử lực lượng giám sát việc thu gom, vận chuyển lợn nhiễm bệnh đến nơi xử lý tập trung.

UBND TP cũng giao Sở NN&PTNT TP hướng dẫn UBND các quận, huyện căn cứ về quy mô, số lượng lợn bị nhiễm bệnh trong trường hợp tiến hành xử lý bằng phương pháp tiêu hủy tại chỗ hoặc tiêu hủy tập trung (thiêu đốt và chôn lấp). Quy trình chôn lấp lợn bệnh tại địa phương theo đúng quy định của ngành thú y, đảm bảo không để phát tán mầm bệnh. Vận chuyển lợn nhiễm bệnh từ nơi phát sinh dịch đến nơi xử lý tập trung đảm bảo không phát tán dịch bệnh ra bên ngoài.

Bên cạnh việc kiểm tra giám sát các hố chôn tại địa phương theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở NN&PTNT TP hướng dẫn UBND các quận, huyện thực hiện các nội dung kiểm tra, giám sát quản lý hố chôn sau khi chôn lợn nhiễm bệnh theo quy định của ngành thú y.

Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) TP được giao phối hợp Sở NN&PTNT TP ban hành văn bản hướng dẫn phương án tiêu hủy tập trung (thiêu đốt và chôn lấp); tổ chức kiểm tra, giám sát việc xử lý lợn nhiễm bệnh tại bãi chôn lấp số 3 và nhà máy xử lý chất thải y tế của Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị.

Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TP được giao chuẩn bị đầy đủ phương tiện, trang thiết bị và nhân công để tiếp nhận xử lý lợn bệnh tại bãi chôn lấp số 3 và nhà máy xử lý chất thải y tế, bao gồm phương án trữ đông trong trường hợp không thể xử lý hết trong ngày.

Để chủ động phòng chống dịch tả lợn châu Phi xâm nhiễm và lây lan trên địa bàn TP, UBND TP yêu cầu các Sở - ngành, UBND các quận, huyện, đơn vị có liên quan khẩn trương tổ chức quán triệt và xây dựng kế hoạch chi tiết để triển khai thực hiện. Nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị kịp thời báo cáo Sở TN&MT tham mưu, đề xuất UBND TP giải quyết.

Dịch tả lợn châu Phi xuất hiện ở Việt Nam cách đây hơn 4 tháng và lây lan nhanh trên 61 tỉnh, thành trên cả nước. Đã có gần 3 triệu con lợn nhiễm bệnh bị tiêu hủy. Hiện dịch vẫn chưa có dấu hiệu giảm và nguy cơ tiếp tục lây lan các tỉnh còn lại, nhất là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Một tín hiệu đáng mừng cho các hộ chăn nuôi là sau một thời gian nghiên cứu văcxin chống dịch tả lợn châu Phi, bước đầu đã thu được những kết quả tích cực, làm tiền đề cho nghiên cứu sâu về văcxin này và những chế phẩm tăng cường hệ miễn dịch, ức chế virút dịch tả này./.

Chi Mai