Để cán bộ dám nói, dám làm và sáng tạo vì lợi ích chung cần có cơ chế, chính sách từ thực tiễn. (Ảnh: HM)

Kết luận số 14-KL/TW ngày 22 tháng 9 năm 2011 của Bộ Chính trị về “Chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung (gọi tắt là Kết luận 14) đã nêu rõ: “Nâng cao nhận thức, tăng cường trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, nhất là người đứng đầu, tạo sự thống nhất cao trong toàn Đảng và đồng thuận trong xã hội về chủ trương, khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám nghĩ, dám làm đột phá vì lợi ích chung; khơi dậy mạnh mẽ ý thức trách nhiệm, khát vọng cống hiến, tinh thần đổi mới, hết lòng, hết sức vì nhân dân phục vụ của đội ngũ cán bộ”. Công tác cán bộ là công tác của Đảng và đối với Ban Thường vụ Huyện ủy Nhà Bè, công tác cán bộ là một trong những nội dung quan trọng trong lãnh đạo.

Từ thực tiễn Huyện ủy Nhà Bè trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, nhất là trong công tác tổ chức, cán bộ, chúng tôi sẽ cố gắng bận động Kết luận số 14-KL/TW và thực hiện các giải pháp.

Một là, trước đây, trong thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và những giai đoạn đầu của thời kỳ trước đổi mới, Đảng ta luôn đề cao tinh thần, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên là hy sinh lợi ích của cá nhận vì lợi ích của tập thể, đó hoàn toàn là chủ trương đúng đắt trong bối cảnh lúc bấy giờ.

Tuy nhiên, hiện nay Đảng ta hài hòa lợi ích của cá nhân và lợi ích của tập thể và tôn trọng lợi ích cá nhân. Không phải tất cả mọi người lương thấp đều tham nhũng, tiêu cực, không có ý chí và mấ sức chiến đấu, song rõ ràng nếu thu nhấp quá thấp thì mỗi cán bộ, công chức sẽ mất nhiều công sức hơn cho việc mưu sinh. TP Hồ Chí Minh được Trung ương cho phép với những cơ chế đặc thù, trong đó có việc tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng, các đơn vị cần tiết kiệm chi thường xuyên trong khoán kinh phí để nâng cao hơn nữa thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước.

Hai là, đối với một chỉ thị, nghị quyết để đi vào cuộc sống cần sự thống nhất nhận thức và hành động. Vì vậy, cần tuyên truyền, phổ biến quán triệt đầy đủ, thường xuyên các nội dung Kết luận số 14-KL/TW đến cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức. Cấp ủy, người đứng đầu ngoài việc thấm nhuần, lãnh đạo, chỉ đạo còn cần chỉ đạo, rà soát ban hành các chương trình, kế hoạch để thực hiện đảm bảo không trái với các quy định của cấp trên nhưng phát huy được tinh thần năng động, sáng tạo của đội ngũ.

Công tác đào tạo cán bộ là một trong những nhiệm vụ quan trọng cần thực hiện. (Ảnh minh họa: HM)

Ba là, đối với Ban Thường vụ Huyện ủy cấp huyện, vì là tổ chức có thẩm quyền rất lớn trong công tác cán bộ tại địa phương nên cần nghiêm chỉnh thực hiện các nguyên tắc tổ chức và xây dựng Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác cán bộ để khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, vì lợi ích chung. Trước hết là tuân thủ nguyên tắc hiện nay là “Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ…”. Tất cả các khâu, các bước, các quy trình của công tác cán bộ từ bầu cử, quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật, chế độ chính sách phải được thực hiện công khai, minh bạch, dân chủ công tâm, khách quan.

Bốn là: Khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm song phải đảm bảo không được lợi dụng sự đổi mới sáng tạo để làm sai, làm liều, vì lợi ích nhóm…

Năm là: Huyện ủy sẽ giao Ban tổ chức huyện ủy phối hợp tham mưu xây dựng, ban hành bộ tiêu chú cụ thể về đổi mới, năng động, sáng tạo đối với từng chức vụ lãnh đạo, chức danh nghề nghiệp, từng vị trí cán bộ công tác. Đây là cơ sở quan trọng để nhận xét, đánh giá đâu là năng động, sáng tạo, đâu là “làm liều”, là sai phạm…/..

 

HM