Nghi vấn “sớm nở tối tàn”?

Thức uống trà sữa bắt nguồn từ Đài Loan, Nhật Bản du nhập vào Việt Nam khoảng đầu những năm 2000 và được giới trẻ ưa chuộng. Thế nhưng, không ít người hoài nghi trào lưu này cũng sẽ nhanh chóng chìm vào quên lãng như trà chanh hay mỳ cay 7 cấp độ.

“Sự bùng nổ chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định, chắc chắn sẽ sớm bão hòa”, một bạn trẻ tại TP Hồ Chí Minh chia sẻ. Thế nhưng đến bây giờ, vẫn không khó để bắt gặp cảnh giới trẻ xếp hàng chờ mua tại các cửa hàng trà sữa mới khai trương. Không ít bạn trẻ cho biết không thể bỏ thói quen uống trà sữa dù biết chi phí cao và đôi khi sẽ làm ảnh hưởng đến vóc dáng.

Dạo gần đây những người nghiên cứu thị trường trà sữa cho rằng trà sữa đã HOT trở lại và đang trở thành một cơn sốt không có dấu hiệu hạ nhiệt khi gần đây số lượng cửa hàng liên tục tăng nhanh. Càng ngày thị phần của trà sữa ngày càng được mở rộng, nó trở thành một văn hóa mới trong xã hội Việt Nam.

Hướng đi nào cho trà sữa tại thị trường hơn 100 triệu dân?

Gen Z là nhóm đối tượng tiêu dùng luôn tìm kiếm những điều mới lạ. Do vậy, để nổi bật trong cuộc cạnh tranh khốc liệt này, các thương hiệu cần liên tục cập nhật xu hướng với những ý tưởng và sản phẩm sáng tạo, độc đáo, mang lại nhiều trải nghiệm mới lạ hơn, theo bà Huỳnh Thị Mỹ Nương – chuyên gia kinh tế: “Sự im lặng của một số chuỗi trà sữa từng rất thành công khoảng 10 năm trước có lẽ nằm ở việc cải tiến và khả năng thích nghi với tốc độ thay đổi nhanh chóng của thị trường. Dễ hiểu rằng, khi cuộc chơi thay đổi, ai không thích nghi kịp thời sẽ khó tồn tại”.

Ông Nguyễn Đình Khoa, Chủ hệ thống trà sữa Miutea chia sẻ: Trà sữa là ngành đầu tư rất tiềm năng, thị trường trà sữa hiện nay bùng nổ với rất nhiều tên tuổi trong nước và nước ngoài, trong bối cảnh đó Miutea ra đời để chứng tỏ người Việt hoàn toàn có thể tạo ra một thương hiệu có chất lượng không thua kém gì các thương hiệu nước ngoài đồng thời vẫn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm với giá cả phù hợp với túi tiền của người Việt Nam. Tuy “sinh sau đẻ muộn” nhưng đã và đang thu hút sự chú ý của nhiều bạn trẻ với hàng loạt các đồ uống “hot hit” mặt bằng thuận tiện, thiết kế không gian và trang trí bắt mắt đã trở thành nơi tụ tập “sống ảo” cho giới trẻ. Tuy là một trong những cái tên mới nổi nhưng đã nhanh chóng thống lĩnh thị trường đồ uống Việt Nam chinh phục hàng nghìn tín đồ trà sữa khắp cả nước và được ví như “trà sữa quốc dân”. Với hơn 120 cửa hàng đang hoạt động và phát triển, Miutea dự kiến sẽ cán mốc 150 cửa hàng vào cuối năm nay để bước chân ra khỏi nhà là các bạn có thể thưởng thức các loại đồ uống Miutea ở khắp mọi nơi.

 Dự báo xu hướng trong khoảng 2 đến 3 năm tới của ngành F&B

Chuyên gia kinh tế Huỳnh Thị Mỹ Nương cho biết: Trong hơn 2 năm đại dịch ngành F&B là một trong những ngành chịu tác động nặng nề, hiện tại mặc dù đã có sự khôi phục tuy nhiên vẫn còn rất nhiều thách thức. Một số điểm có thể nhận thấy: Thứ nhất dịch vẫn luôn là một trong những tác động rình rập, nguy hiểm đối với ngành F&B mặc dù chính phủ và nhà nước đã có độ phủ Vacxin khá cao và luôn có những hoạt động linh hoạt để làm sao có thể kiểm soát dịch tốt hơn. Thứ hai người tiêu dùng họ có xu hướng tiêu dùng lành mạnh, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong những tiêu chuẩn rất quan trọng và bên cạnh đó họ cũng hướng đến bảo vệ môi trường hạn chế sử dụng bao nilong hay hộp nhựa. Thứ ba ngành F&B cần phải có lưu ý xu hướng về chuyển đổi số và thanh toán không dùng tiền mặt đòi hỏi những cơ sở kinh doanh F&B họ phải luôn thay đổi mình ứng dụng đa kênh để bán hàng một cách hiệu quả vì xu hướng không dùng tiền mặt là xu hướng chung của chính phủ và người tiêu dùng của Việt Nam cũng bắt đầu có sự thích ứng khá tốt.

Dự báo xu hướng trong khoảng 2 đến 3 năm tới của ngành F&B, người tiêu dùng sẽ hướng đến thực phẩm minh bạch đảm bảo chất lượng đòi hỏi các cơ sở phải chú trọng về nguồn gốc thực phẩm và những chất phụ gia mà họ chế tạo ra món ăn. Cần phải ứng dụng đa kênh bán hàng trên các kênh thương mại điện tử kết hợp với các đơn vị vận chuyển, nên chú trọng về mặt thương hiệu nếu muốn phát triển và cạnh tranh trên sân nhà trong khi các thương hiệu lớn của nước ngoài ngày càng tấn công thị trường Việt Nam thì việc xây dựng thương hiệu là một trong những điều mà ngành F&B cần được chú trọng./.

 

 

PV