Ảnh minh họa: Chi Mai


Trong đó, thu nội địa 101.492,8 tỷ đồng, đạt 39,51% dự toán, tăng 14,47% so với cùng kỳ; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 38.800 tỷ đồng, đạt 35,93% dự toán, tăng 19,38% so với cùng kỳ; riêng thu từ dầu thô ước được 4.515 tỷ đồng, đạt 52,8% dự toán, chiếm 3,2% tổng thu ngân sách và giảm 14,1% so với cùng kỳ năm 2020.

Đáng chú ý, trong các khoản thu nội địa, thu từ khu vực ngoài nhà nước tăng khá mạnh so với cùng kỳ năm 2020, với tỷ lệ tăng lên đến 41,8%, ước thực hiện được 31.155 tỷ đồng, đạt 46% dự toán và chiếm 22% tổng thu ngân sách. Kế đến là số thu từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài với tỷ lệ tăng 6,9%, ước thực hiện được 24.505 tỷ đồng, đạt 46% dự toán và chiếm 17,5% tổng thu. Trong khi đó, số thu từ khối các doanh nghiệp nhà nước tăng 6,1%, ước thực hiện được 8.402 tỷ đồng, đạt 31,1% dự toán và chiếm 6% tổng thu ngân sách.

Tổng chi ngân sách địa phương ước đạt 19.165,9 tỷ đồng, đạt 19,76% dự toán. Trong đó, chi đầu tư phát triển 5.811 tỷ đồng, đạt 15,18% dự toán HĐND TP thông qua (dự toán là 38.289,1 tỷ đồng); chi thường xuyên 11.591,8 tỷ đồng, đạt 24,19% dự toán (dự toán là 47.925 tỷ đồng).

Kinh tế TP Hồ Chí Minh 4 tháng đầu năm thể hiện rõ tín hiệu tăng trưởng tích cực khi chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 9,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong mức tăng chung 9,7% này, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 10,8%; sản xuất và phân phối điện tăng 2,1%; cung cấp nước và xử lý rác thải tăng 0,8%... Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến số thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng so với cùng kỳ năm 2020.

Về tình hình cấp phép thành lập doanh nghiệp, TP có 11.617 doanh nghiệp được cấp phép thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 210.285 tỷ đồng (tăng 3,5% về số lượng doanh nghiệp và tăng 41,18% về vốn đăng ký so với cùng kỳ); 33.413 lượt doanh nghiệp đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, trong đó vốn điều chỉnh bổ sung tăng 161.407 tỷ đồng, tăng 28,55% so với cùng kỳ.

Phân theo ngành nghề về vốn đăng ký: Công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm chiếm tỷ trọng cao nhất (27,29%); tiếp theo Kinh doanh bất động sản (19,78%); Bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy và xe có động cơ khác (18,76%); Xây dựng (9,1%); Khoa học, công nghệ; dịch vụ tư vấn, thiết kế; quảng cáo và chuyên môn khác (8,84%).

Trong khi đó có 1.710 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể tại Sở Kế hoạch và Đầu tư, tăng 4,2% so với cùng kỳ; có 7.874 doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động, tăng 27,56% so với cùng kỳ; 5.588 doanh nghiệp hoạt động trở lại, tăng 95,18% so với cùng kỳ.

Tổng số doanh nghiệp lũy kế còn trên hệ thống là 457.286 doanh nghiệp với số vốn đăng ký là 7.911.787 tỷ đồng.

Ở lĩnh vực đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI), tính chung cả vốn thu hút được dưới hình thức cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và vốn thu hút được qua hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp của doanh nghiệp trong nước, TP thu hút được 1,14 tỷ USD, giảm 12,92% tổng vốn đầu tư so với cùng kỳ.

Phân theo ngành nghề/lĩnh vực: Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy có vốn đầu tư nhiều nhất chiếm 62,49%; Hoạt động kinh doanh bất động sản chiếm 34,94%; Hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ chiếm 1,23%./.

Chi Mai