Trong buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt của Thành phố, Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu Thành ủy TP Hồ Chí Minh ủy Thành phố thực hiện nhiều nội dung quan trọng, trong đó khẳng định yêu cầu cần thiết của công tác xây dựng Đảng và giữ gìn sự liêm chính trong Đảng. Đồng chí nhấn mạnh Thành phố cần “tiếp tục gương mẫu, đi đầu trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; gắn liền với tích cực tham gia, tham mưu tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tăng cường công khai minh bạch qua chuyển đổi số. Đồng thời, mở rộng không gian phát triển, tạo thuận lợi cao nhất cho mọi hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, đóng góp xây dựng đất nước, nâng cao đời sống nhân dân của tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, doanh nhân trong và ngoài nước”. Đây cũng chính là một trong những giải pháp cơ bản mà Nghị quyết số 31-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển TP Hồ Chí Minh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã đặt ra: “Tăng cường, kiên quyết, kiên trì công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị về mọi mặt; đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; đề cao trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu các cấp; xây dựng tổ chức cơ sở đảng phù hợp với mô hình đô thị; chú trọng công tác phát triển đảng viên và nâng cao chất lượng đảng viên.

Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hồ Chí Minh lần thứ 35 

 

Trong quá trình lãnh đạo Đảng bộ Thành phố đặc biệt quan tâm việc “nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ, trí tuệ, tính chiến đấu, vai trò tiên phong, gương mẫu của toàn Đảng và của mỗi cán bộ, Đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt các cấp… Cả hệ thống chính trị của Thành phố tập trung tăng cường xây dựng Đảng về tư tưởng, lý luận; ngăn chặn đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; xác định phải nhận diện rõ, đề ra mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp và kế hoạch cụ thể để ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”9. Báo cáo công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức qua gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới do Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh ban hành ngày 02/11/2023 đã xác định: “Xây dựng Đảng về đạo đức là nội dung quan trọng trong mục tiêu xây dựng Đảng; kiên quyết đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, chủ nghĩa cá nhân, cơ hội thực dụng, bè phái, “lợi ích nhóm”, nói không đi đôi với làm; xây dựng và thực hiện tốt quy định về phát huy trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, chức vụ càng cao, càng phải gương mẫu, nhất là cán bộ lãnh đạo, người đứng đầu cơ quan, đơn vị”.


Đặc biệt, trên cơ sở quán triệt tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XI và Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Thành ủy TP Hồ Chí Minh, Ban Thường vụ Thành ủy đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị của thành phố, với việc triển khai nhiều biện pháp nhằm tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên. Năm 2022 và 2023, Thành ủy đã tập trung vào chủ đề “Đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; tăng cường kỷ luật, kỷ cương và phát huy tính tiền phong, gương mẫu, tinh thần dũng cảm, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của cán bộ, đảng viên”. Năm 2024, TP Hồ Chí Minh tiếp tục triển khai chủ đề “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; quyết tâm thực hiện hiệu quả chuyển đổi số và nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội”. Đồng thời tăng cường chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng ở tất cả các cấp, các ngành. Đặc biệt là trong những lĩnh vực dễ xảy ra tiêu cực như quản lý tài chính, tài sản, đấu thầu, đầu tư công, trật tự đô thị và môi trường.


Mặt khác, Ban Thường vụ Thành ủy TP Hồ Chí Minh đã chỉ đạo kiểm tra, giám sát cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu trong các lĩnh vực nhạy cảm, đồng thời tăng cường các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực, lãng phí. Đi cùng với đó là chăm lo kiện toàn, củng cố, xây dựng bộ máy chính quyền trong sạch, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả gắn với xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, phục vụ nhân dân; đổi mới hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, góp phần củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, gắn bó máu thịt giữa Đảng với nhân dân. Nhiều chương trình, kế hoạch… đã được ban hành như: Kế hoạch số 73-KH/TU ngày 27 tháng 10 năm 2021 để tăng cường công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án trên địa bàn thành phố; thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực Thành phố (gọi tắt Ban Chỉ đạo, 8/2022)… Chỉ tính riêng trong nhiệm kỳ XI của Thành phố đến nay, Ban Chỉ đạo tập trung theo dõi, đôn đốc tiến độ, kết quả điều tra, xử lý đối với 10 vụ án và 17 vụ việc tham nhũng, kinh tế tiêu cực; trong đó, có 05 vụ án11, 08 vụ việc12 thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương theo dõi, chỉ đạo.


Bên cạnh hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực Thành phố, Thành uỷ TP Hồ Chí Minh cũng đã thành lập Ban Chỉ đạo kiểm tra, giám sát, đôn đốc giải quyết các việc tồn đọng, vướng mắc, khiếu kiện đông người trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (Ban Chỉ đạo 902). Trong quá trình tổ chức thực hiện, Ban Chỉ đạo 902 đã tham mưu, đề xuất Thường trực Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy xem xét, bổ sung hoặc đưa ra khỏi danh sách các vụ việc phức tạp phù hợp yêu cầu thực tiễn.

Đặc biệt, trên cơ sở quán triệt tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XI và Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Thành ủy TP Hồ Chí Minh, Ban Thường vụ Thành ủy đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị của thành phố, với việc triển khai nhiều biện pháp nhằm tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên. Năm 2022 và 2023, Thành ủy đã tập trung vào chủ đề “Đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; tăng cường kỷ luật, kỷ cương và phát huy tính tiền phong, gương mẫu, tinh thần dũng cảm, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của cán bộ, đảng viên”. Năm 2024, TP Hồ Chí Minh tiếp tục triển khai chủ đề “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; quyết tâm thực hiện hiệu quả chuyển đổi số và nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội”.

Việc tăng cường khối đại đoàn kết, góp phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế- xã hội của TP Hồ Chí Minh



Mặt khác, Ban Thường vụ Thành ủy TP Hồ Chí Minh đã chỉ đạo kiểm tra, giám sát cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu trong các lĩnh vực nhạy cảm, đồng thời tăng cường các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực, lãng phí. Đi cùng với đó là chăm lo kiện toàn, củng cố, xây dựng bộ máy chính quyền trong sạch, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả gắn với xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, phục vụ nhân dân; đổi mới hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, góp phần củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, gắn bó máu thịt giữa Đảng với nhân dân. Chỉ tính riêng trong nhiệm kỳ XI của Thành phố đến nay, Ban Chỉ đạo tập trung theo dõi, đôn đốc tiến độ, kết quả điều tra, xử lý đối với 10 vụ án và 17 vụ việc tham nhũng, kinh tế tiêu cực; trong đó, có 05 vụ án11, 08 vụ việc12 thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương theo dõi, chỉ đạo.

Đảng bộ Thành phố và các đảng bộ trực thuộc đã triển khai đẩy mạnh việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh với nhiều cách làm với, sáng tạo, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong nhân dân. Đặc biệt, việc sắp xếp, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thành lập thành phố Thủ Đức thuộc TP. Hồ Chí Minh được Ban Thường vụ Thành ủy lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát.

Có thể thấy trong thời gian qua, đặc biệt từ đầu nhiệm kỳ 2020 - 2025 đến nay, công tác giữ gìn, bảo vệ sự liêm chính trong Đảng tại TP Hồ Chí Minh ngày càng đi vào chiều sâu, cụ thể hơn, chặt chẽ hơn, phát huy hiệu quả bước đầu, đảm bảo tính kịp thời và thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo của các ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị Thành phố; đồng thời, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, góp phần tạo chuyển biến tích cực trong thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ chính trị, củng cố lòng tin của Nhân dân vào đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ đảng viên của Thành phố./..

Hoàng Mẫn (lược ghi)