Trong Đề dẫn hội thảo “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam – Những vấn đề đặt ra cho Thành phố Hồ Chí Minh và Đông Nam Bộ”, đại diện Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố cho biết: Trải qua quá trình xây dựng và phát triển, TP Hồ Chí Minh đã khẳng định được vị trí của mình trong nền kinh tế - xã hội cả nước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế.
TP Hồ Chí Minh hoàn thành đưa vào khai thác tuyến đường sắt đô thị số 1, tạo niềm tin, sự phấn khởi cho người dân Thành phố.
Thành phố được duy trì cao và ổn định, cơ cấu chuyển dịch đúng định hướng, từng bước hình thành các cực tăng trưởng, đời sống các tầng lớp nhân dân cải thiện, với an ninh trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm. Kết quả tích cực này phản ánh những nỗ lực, quyết tâm của chính quyền và người dân Thành phố. Mặc dù vậy, Thành phố đang đối mặt với thách thức suy giảm vị thế. Trong bối cảnh trên, ngày 20 tháng 12 năm 2022, Nghị quyết số 31-NQ/TW được Bộ Chính trị ban hành, với nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nhằm đưa “Thành phố Hồ Chí Minh trở thành Thành phố văn minh, hiện đại, nghĩa tình, năng động sáng tạo, có nguồn nhân lực chất lượng cao; là thành phố dịch vụ - công nghiệp hiện đại, đầu tàu về kinh tế số, xã hội số, trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, văn hóa, giáo dục, khoa học – công nghệ của cả nước; hội nhập sâu rộng, có vị thế nổi trội trong khu vực Đông Nam Á”.
Để hoàn thành mục tiêu đề ra, các điểm nghẽn về thể chế và hạ tầng cần được tháo gỡ; tập trung vào công tác xây dựng nền công vụ phục vụ phát triển và những công trình, dự án trọng điểm làm thay đổi Thành phố; trên cơ sở triển khai hiệu quả “Quy hoạch Thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050” và “Điều chỉnh quy hoạch chung Thành phố đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050”. Song song đó, những cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội cho Thành phố Hồ Chí Minh đã được ban hành tại Nghị quyết số 131/2020/QH14 ngày 16 tháng 11 năm 2020 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nghị quyết số 98/2023/QH15 ngày 24 tháng 6 năm 2023 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh, Nghị định số 84/2024/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2024 của Chính phủ về thí điểm phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực cho chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh…. Đây có thể được xem như những bước đầu cởi trói thể chế, tạo tiền đề để Thành phố huy động mọi nguồn lực xã hội, cải cách hành chính, duy trì tốc độ tăng trưởng cao, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, củng cố quốc phòng, an ninh và đối ngoại, giữ vững vị thế đối với vùng và cả nước, hướng đến phát triển ngang tầm các đô thị lớn trên thế giới.
Kết quả phát triển kinh tế- xã hội của thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2024 đã cho thấy vai trò của Thành phố với sự phát triển của đất nước. Báo cáo từ UBND thành phố Hồ Chí Minh năm 2024 cho biết: TP đã tham mưu Trung ương trình Quốc hội xem xét, thông qua 3 đề án về Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế, Đường sắt đô thị, Dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ; Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025. Hoàn thành việc lập Quy hoạch TP thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và đang trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Phối hợp tổ chức hoạt động sơ kết Chương trình hợp tác phát triển KT-XH với các địa phương năm 2024.
Theo dự ước của Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trên địa bàn TP (GRDP) ước đạt 7,17% , gần đạt kế hoạch đề ra (kế hoạch 7,5 - 8,5%); Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước tăng 7,3% so với cùng kỳ; mức tăng ổn định cho thấy sự phục hồi và phát triển của công nghiệp TP. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu tiêu dùng tăng 10,7%; kim ngạch xuất khẩu ước đạt 46 tỷ USD, tăng 8,3% so với cùng kỳ. Khối lượng vận tải hành khách công cộng tăng 21,5%; tổng doanh thu du lịch tăng 18,8%; khách quốc tế đến TP ước đạt 6 triệu lượt, tăng 20% so với cùng kỳ. Thu ngân sách nhà nước ước đạt 502.000 tỷ đồng, đạt hơn 104% dự toán năm, tăng hơn 12% so với cùng kỳ. Tổng dư nợ tín dụng của các tổ chức tín dụng trên địa bàn đến cuối năm 2024 ước đạt 3.895 nghìn tỷ, tăng 10% so với cuối năm 2023.
TP đạt một số kết quả tích cực. TP đã tham mưu trình và được Chính phủ ban hành Nghị định số 84 về thí điểm phân cấp quản lý nhà nước một số số lĩnh vực cho chính quyền TP. Thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công TP. Tổ chức đồng bộ các giải pháp đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án trọng điểm, tập trung tìm cách tháo gỡ các dự án vướng mắc pháp lý để triển khai thực hiện bước đầu mang lại kết quả nhất định; hoàn thành đưa vào khai thác tuyến đường sắt đô thị số 1; tổ chức thi công “3 ca, 4 kíp” nhiều công trình giao thông trọng điểm.
Các địa phương trên địa bàn Thành phố tích cực thực hiện cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp
Theo TS Trần Du Lịch, tháo gỡ “điểm nghẽn của điểm nghẽn” về thể chế, tạo bước tiến mang tính cách mạng về môi trường đầu tư, xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp, thực hiện mục tiêu đến năm 2030, TP Hồ Chi Minh đạt GRDP/ người khoảng 14.500USD (theo NQ 31 của BCT) đang là thách thức lớn đối với Thành phố. Điều này có nghĩa là tốc độ tăng GRDP bình quân mỗi năm trong giai đoạn 2026-2030 phải đạt 2 con số (khoảng 10-11%/ năm). Một trong những ưu tiên số một trong thời gian tới đó là triển khai có hiệu quả cao nhất trong thực tiễn; sơ kết 3 năm và tổng kết 5 năm NQ 98 của Quốc hội. Hướng đến hoàn thiện mô hình chính quyền đô thị; xây dựng nền công vụ phục vụ và kiến tạo phát triển. Gắn việc sơ kết Nghị quyết 98 với tổng kết Nghị quyết 131 về chính quyền đô thị, việc Quốc hội ban hành Nghị quyết 98/2023/QH15 về một số cơ chế chính sách đặc thù đối với thành phố Hồ Chí Minh có ý nghĩa rất quan trọng đối với Thành phố trong tình hình hiện nay.
Tuy nhiên, đây mới chỉ là giai đoạn thí điểm về mô hình phân cấp, phân quyền một số lĩnh vực quản lý Nhà nước cho chính quyền địa phương và một số chính sách đặc thù (so với các chính sách chung hiện hành) choThành phố; nên cần tiếp tục nghiên cứu xây dựng mô hình chính quyền đô thị phù hợp với quy mô và vị trí vai trò của Thành Phố; gắn với việc tổ chức các đô thị trực thuộc Thành phố trong quá trình đô thị hóa 5 huyện của Thành phố hiện nay; phát huy cao nhất tính năng động sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của chính quyền cơ sở…/..