PGS.TS Phan Thị Hồng Xuân phát biểu Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Đông Nam Á TP Hồ Chí Minh
phát biểu chúc mừng Hội thảo.
Tham dự Hội thảo có sự góp mặt của gần 200 học giả, chuyên gia, nhà quản lý, giảng viên và sinh viên các Trường Đại học trong nước và Quốc tế. Về phía cơ quan quản lý nhà nước và các Hội chính trị - xã hội, nghề nghiệp, có sự hiện diện của TS. Nguyễn Minh Nhựt, Phó Trưởng ban Văn hóa – Xã hội, HĐND TP.HCM, Nguyên phó trưởng ban Đô thị (nhiệm kỳ 2016-2021); TS. KTS. Trương Trung Kiên, Phó Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc TP.HCM, Nguyên trưởng ban Đô thị, Hội đồng nhân dân TP.HCM (nhiệm kỳ 2016-2021); TS. KTS. Lê Quốc Hùng – Phó viện Trưởng Viện Quy hoạch miền Nam; TS. Hoàng Anh Tuấn – Giám đốc Bảo tàng Lịch sử TP.HCM; TS. Nguyễn Thị Hậu, Tổng thư ký Hội Khoa học lịch sử TP. Hồ Chí Minh; Bà Lưu Thị Thanh Mẫu – Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM; Ông Đặng Bảo Quốc - Ủy viên thường vụ, Trưởng đại diện phía Nam, Hội môi trường Xây dựng Việt Nam; Bà Cồ Phi Hường – Phó Chủ nhiệm, CLB Hiệp sĩ môi trường, BCH Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường TP.HCM; Ông Nguyễn Văn Lập – Phó trưởng Chi nhánh phía Nam – Tạp chí Doanh nghiệp & Hội nhập; Ông Trần Hoàng - Tổng Biên tập Tạp chí Doanh nhân Sài Gòn; TS. Tạ Thị Hoàng Vân - Trưởng Phòng, Phòng Đào tạo và Hợp tác quốc tế, Viện Kiến trúc Quốc gia (Bộ Xây dựng); Ths. Hoàng Sơn Giang, Phó Trưởng phòng NC Khoa học và phát triển dự án, Trung tâm Nghiên cứu và phát triển KHCN Trẻ Thành đoàn TP.HCM,…. Về phía lãnh đạo các cơ quan phối hợp tổ chức Hội thảo, về phía Trường ĐHKHXH và NV, ĐHQG – HCM có sự hiện diện của TS. Lê Hoàng Dũng – Phó Hiệu trưởng; TS. Trần Anh Tiến – Trưởng phòng đối ngoại, quản lý khoa học; TS. Phan Anh Tú - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu VHH lý luận & ứng dụng, Phó Trưởng khoa Văn hóa học,…. Về phía Trường ĐH Văn Lang có sự tham dự của PGS.TS Trần Thị Mỹ Diệu – Hiệu trưởng, TS.KTS Ngô Minh Hùng, Viện trưởng Viện nghiên cứu di sản VH & PT, Trưởng phòng Hợp tác Quốc tế và Nghiên cứu Khoa học; TS.KTS. Đỗ Phú Hưng – Trưởng Khoa Kiến Trúc, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu di sản VH & PT. Về phía Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TP.HCM có Ths. Trần Hoàng Khánh Vân – Phó Chủ tịch Liên hiệp; PGS.TS Phan Thị Hồng Xuân – Chủ tịch Hội hữu nghị VN – Đông Nam Á TP.HCM, GĐ TT nghiên cứu và đào tạo nguồn nhân lực ASEAN. Về khách quốc tế, có Ông Gan Yee Chun, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Samtec Việt Nam; TS. Rosein A. Ancheta Jr. - Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ Cebu, Philippines; TS. Jooseph Pepito - Giám đốc Ký túc xá, Trường ĐH Công nghệ Cebu, Philippines; TS. Eko Nursanty - Trưởng phòng hợp tác quốc tế, Đại học UNTAG, Indonesia; TS. Nikhil Joshi – giảng viên Đại học Quốc gia Singapore (NUS); TS. Saraswathy – Điều phối viên chương trình quốc tế, TT. Nghiên cứu và đào tạo nguồn nhân lực ASEAN, Trường ĐHKHXH và NV, ĐHQG – HCM; ThS. NCS Uch Leang – Nhà nghiên cứu Châu Á, châu Phi và Trung Đông, Viện quan hệ Quốc tế, Viện Hàn lâm Hoàng gia Campuchia; Ông David Chua – tổng GĐ Công ty cổ phần Vĩnh sơn (Visco) Việt Nam – Singapore,…
Trong bài phát biểu khai mạc, TS. Lê Hoàng Dũng- Phó Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH và NV, ĐHQG – HCM đánh giá cao Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo nguồn nhân lực ASEAN trực thuộc trường có sáng kiến phối hợp cùng Hội hữu nghị Việt Nam – Đông Nam Á – TP.HCM, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TP. HCM; Viện nghiên cứu Di sản văn hóa và phát triển, Trường Đại học Văn Lang tổ chức hội thảo có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Đây cũng là dịp để nhìn nhận, đánh giá, nâng cao nhận thức cộng đồng về công việc bảo tồn di sản kiến trúc truyền thống của Việt Nam hiện tại và tương lai. Đồng thời tiếp nhận ý kiến của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước về xây dựng cơ chế bảo tồn: Thiết kế một tương lai bền vững cho quá khứ. Thầy cũng gửi lời cảm ơn lãnh đạo các đơn vị phối hợp tổ chức hội thảo, các khách mời đến từ Trường Đại học quốc gia Singapore, Cty Samtec, Trung tâm nghiên cứu đô thị sáng tạo Lý Quang Diệu, Hội Khoa học lịch sử TP.HCM, đặc biệt là các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý,… đến từ Ban Văn hóa – xã hội, Hội đồng nhân dân TP.HCM, Bảo tàng TP.HCM, Bảo tàng Lịch sử TP.HCM, Trung tâm lưu trữ quốc gia II, Hội Di sản tỉnh Bến Tre, Báo Văn Hóa, các giảng viên của Trường ĐH KHXH và NV TP.HCM, ĐH Bách Khoa TP.HCM, ĐHQG – HCM, ĐH Văn Lang, ĐH Văn hóa TP.HCM, Trường ĐH Khoa học, ĐH Huế, Trường ĐH Bình Dương, Trường CĐ SPNT TW 3, Trường Cao Đẳng Bến Tre, Trường THCS Hùng Vương, …
Cũng tại Hội thảo, PGS.TS Trần Thị Mỹ Diệu – Hiệu Trưởng Trường Đại học Văn Lang đánh giá cao tính khoa học và thực tiễn của Hội thảo, thể hiện được niềm tin và tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân với vấn đề bảo tồn di sản truyền thống. Bên cạnh các giá trị khoa học, những nghiên cứu được trình bày tại hội thảo có đóng góp rất lớn trong việc gìn giữ những di sản trong thành phố, quốc gia và cho thế hệ mai sau. Đây cũng là dịp để các quý vị đại biểu cùng trao đổi, thảo luận các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nghiên cứu và đào tạo về bảo tồn di sản kiến trúc ở Việt Nam nói riêng và tại 03 đơn vị tổ chức hội thảo nói chung.
PGS.TS. Phan Thị Hồng Xuân – đại diện cho Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tại TP.HCM cảm ơn lãnh đạo hai trường ĐH KHXH và NV, ĐHQG – HCM và Trường ĐH Văn Lang tin tưởng đồng hành với Hội hữu nghị Việt Nam – Đông Nam Á TP.HCM đồng tổ chức hội thảo thể hiện rõ tinh thần Cộng đồng ASEAN hưởng ứng chủ đề ASEAN 2021 do Brunei Darusalam - chủ tịch luân phiên ASEAN khởi xướng: “Chúng ta quan tâm, chúng ta sẵn sàng, chúng ta thịnh vượng”.
Toàn cảnh buổi Hội thảo trực tuyến.
Chương trình diễn ra trong hơn 3 giờ với sự tham dự từ các khách mời, nhà nghiên cứu đến từ 6 quốc gia ASEAN: Việt Nam, Singapore, Malaysia, Philippines, Indonesia, Campuchia, trải qua 3 phiên trao đổi với 2 chia sẻ từ khách mời quốc tế và 5 báo cáo tham luận. Bên cạnh hai chia sẻ mang tính quốc tế: Xây dựng cơ chế bảo tồn: Thiết kế một tương lai bền vững cho quá khứ” (TS. Nikhil Joshi, Đại học Quốc gia Singapore); "Bảo tồn di sản kiến trúc truyền thống trong đô thị (Góc nhìn kinh tế đô thị)" (Ông Gan Yee Chun - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Samtec Việt Nam) có 5 báo cáo được trình bày tại Hội thảo, đó là “Di sản văn hóa Đô thị Sài Gòn Thành phố Hồ Chí Minh góp phần phát triển bền vững” (TS. Nguyễn Thị Hậu - Hội Khoa học lịch sử TP. Hồ Chí Minh); “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản kiến trúc đô thị ở TP.HCM” (TS. Nguyến Đức Tuấn - Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh); “Hiện trạng bảo tồn di sản kiến trúc đô thị dựa trên sự tham gia của cộng đồng tại Thành phố Hồ Chí Minh (nghiên cứu trường hợp Quận 1 và Quận 3)” (TS. Nguyễn Minh Nhựt - Phó Trưởng ban Văn hóa – Xã hội, HĐND TP.HCM); “Bảo tồn di sản văn hóa và du lịch nâng cao giá trị thành phố: Áp dụng xu hướng số hóa vào di sản văn hóa với sự hỗ trợ của BIM, Laser Scanning và Hi-Tech”. (TS. Nguyễn Anh Thư và nhóm nghiên cứu, Trường Đại học Bách khoa, ĐHQG - HCM); “Bảo tồn và phát triển kiến trúc đô thị cổ tại Singapore: qua nghiên cứu chính sách của cục tái thiết đô thị Singapore (URA)” (NCS Phan Hoàng Long - Trung tâm nghiên cứu đô thị sáng tạo Lý Quang Diệu, Singapore).
Hội thảo đã nhận được hơn 100 câu hỏi của người đăng ký tham dự chương trình cho thấy sự quan tâm của các đại biểu và sinh viên đối với chủ đề “Bảo tồn di sản kiến trúc truyền thống trong đô thị: cơ sở lý luận và bài học kinh nghiệm từ các nước ASEAN”. Những câu hỏi này sẽ được các khách mời, diễn giả giải đáp và gửi đến người tham dự qua email. Tổng kết công tác tổ chức Hội thảo, TS. KTS Ngô Minh Hùng đã thống kế số lượng hơn 40 bài viết gửi về Hội thảo của gần 50 tác giả, nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế, sau phản biện chọn được 29 bài viết có chất lượng tốt in trong kỷ yếu cùng tên với hội thảo, NXB Xây dựng.
Kết thúc Hội thảo, PGS Phan Thị Hồng Xuân cảm ơn lãnh đạo các đơn vị đã đồng hành tích cực có trách nhiệm với Trung tâm CAHRRT để tổ chức chương trình thành công tốt đẹp./..