TP Hồ Chí Minh là thành phố năng động, sáng tạo và là một trong hai thành phố lớn nhất Việt Nam hiện nay.
TP Hồ Chí Minh là thành phố năng động, sáng tạo và là một trong hai thành phố lớn nhất Việt Nam hiện nay, với dân số năm 2021 là 9.166.800 người, trong đó tỷ lệ dân cao nhất/dân số cao nhất cả nước khi chiếm đến 79,3% (Tổng cục thống kê năm 2021). Giai đoạn 2011-2019, kinh tế TP Hồ Chí Minh chiếm hơn 22% kinh tế cả nước, mức đóng góp vào GDP chiếm 27,5% ngân sách nhà nước trong giai đoạn này. Như vậy có thể thấy, với số lượng thị dân đông đảo cũng như tầm quan trọng về vị thế kinh tế so với cả nước, TP Hồ Chí Minh đứng trước lợi thế mà khó có thành thị nào trong cả nước có được trong quá trình hiện thực hóa ước mơ đô thị thông minh (ĐTTM) trong tương lai.
Trong nội dung triển khai ĐTTM ở TP Hồ Chí Minh sẽ tập trung vào 4 trụ cột cơ bản, đó là: Xây dựng kho dữ liệu dùng chung và hệ sinh thái dữ liệu mở; Thiết lập trung tâm điều hành đô thị thông minh; Triển khai trung tâm mô phỏng, dự báo kinh tế- xã hội; Hình thành trung tâm an toàn thông tin thành phố. Qua 3 năm triển khai đề án xây dựng TP Hồ Chí Miinh trở tành ĐTTM giai đoạn 2017-2020, tiến trình xây dựng đã dần được định hình khi 4 trụ cột của ĐTTM được thiết lập một cách cơ bản.
Tuy nhiên, bên cạnh những nền tảng bước đầu thực hiện được, thực tế việc xây dựng ĐTTM ở TP Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh thành trong cả nước mới chỉ ở giai đoạn đầu. Việc xây dựng ĐTTM không phải là câu chuyện thực hiện trong thời gian ngắn, mà xây dựng ĐTTM đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng về ngân sách về cơ sở hạ tầng; hạ tầng ICT trong phát triển đô thị thông minh.
Theo nhiều chuyên gia thì để xây dựng TP Hồ Chí Minh trở thành ĐTTM thì cần phải đưa thị dân giữ vị trí trung tâm trong quá trình thiết lập ĐTTM.
Cụ thể, ĐTTM lấy con người là trọng tâm là một bước đi lật ngang hoàn toàn với đô thị kiểu cũ. Thiết kế lấy con người lam trung tâm bắt đầu bằng cách quan sát kỹ lưỡng cách người ta hành xử trong đời thực rồi thiết kế các dịch vụ xoay quanh nhu cầu của con người. Nó tạo điều kiện cho TP Hồ Chí Minh đưa ra các nguyên mẫu, đo lường kết quả, thất bại nhanh và làm lại nhanh. Với thiết kế lấy con người làm trung tâm, các quy trình sáng chế và cải tiến không bao giờ dừng lại – chúng tiếp diễn không ngừng. Ở khía cạnh khác trình độ thị dân vốn dĩ không đồng đều, đặc biệt là lượng người dân nhập cư vào TP Hồ Chí Minh con khá tự nên việc thiết lập các cơ sở công nghệ phục vụ người dân cần hướng tới tính thuận tiện, dễ sử dụng.
Việc xây dựng ĐTTM đòi hỏi sự vào cuộc của chính quyền- doanh nghiệp và người dân.
Cùng với đó, với một mạng Internet kết nối trên diện rộng cả thành phố, một lỗ hổng nào đó xuất hiện trên hệ thống đều có thể ảnh hưởng đến cả toàn bộ hệ thống an ninh của toàn đô thị. Dữ liệu khi truyền qua hệ thống đô thị thông minh cần được mã hóa mạnh, đồng thời có các phương thức xác thực 3 yếu đố đối với thiết bị đầu cuối như điện thoại di động. Các thiết bị cá nhân được phân quyêng nhằm hạn chế truy cập vào các dữ liệu nhạy cảm. Nâng cấp cải thiện liên tục công nghệ mới, tăng cường tính hiệu quả của trung tâm an toàn thông tin TP Hồ Chí Minh trong tương lại.
Các chuyên gia cũng cho rằng, xây dựng ĐTTM là một quá trình tất yếu của TP Hồ Chí Minh, bởi đây là thành phố năng động nhất cả nước. Một khi ĐTTM ở đây được thiết lập thành công sẽ là hình mẫu cho các thành phố khác thừa kế, phát triển. Do đó xây dựng ĐTTM nên là một khoản đầu tư có chủ đích và nên được ưu tiên đứng đầu trong các khoản “chi đầu tư phát triển” của Chính phủ. Bên cạnh đó, nên tạo dựng được sự liên kết giữa chính quyền- doanh nghiệp- thị dân trong huy động nguồn vốn. Công tác tuyên truyền để các chủ thể trong xã hội nhận thấy các lợi ích của đô thị thông minh và cần sự chung sức của tất cả thị dân thay vì chỉ là quyết sách của chính quyền./..