Đồng chí Phan Kiều Thanh Hương, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Quận 11 phát biểu kết luận tại buổi giám sát việc lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TU ngày 20/8/2021 của Ban Thường vụ Thành ủy lãnh đạo thực hiện Đề án “Nâng cao vai trò của MTTQ Việt Nam và Nhân dân giám sát tổ chức đảng, đảng viên và hoạt động của chính quyền các cấp TPHCM” giai đoạn 2021 – 2030”.

Thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh trong điều kiện thực hiện chính quyền đô thị, nhiệm kỳ 2021-2026”, Tổ Đại biểu Hội đồng nhân dân Đơn vị số 12 – Quận 11, đã chủ động triển khai giám sát đối với từng nội dung cụ thể tại địa bàn được phân công phụ trách. Nội dung giám sát tập trung chủ yếu trên các lĩnh vực đại biểu, cử tri và nhân dân quan tâm, bảo đảm toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh. Trong nữa đầu nhiệm kỳ 2021-2026,

Tổ Đại biểu HĐND đã thực hiện giám sát 5 chuyên đề, cụ thể: Năm 2021 thực hiện giám sát thường xuyên công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn quận; Năm 2022 thực hiện giám sát 2 chuyên đề Giám sát việc thực hiện phòng, chống dịch COVID-19 tại 8 đơn vị gồm: Ủy ban nhân dân Phường 5, Phường 6, Phường 15, Phường 16, Trường Mầm Non quận, Trường Tiểu học Phùng Hưng, Trường THCS Lữ Gia và Trường PTTH Nguyễn Hiền và giám sát công tác cải cách thủ tục hành chính trên địa bàn quận tại 5 đơn vị gồm: Ủy ban nhân dân Phường 1, Phường 2, Phường 7, Phường 14 và Ủy ban nhân dân Quận 11; Năm 2023: Trong 6 tháng đầu năm 2023 đã thực hiện giám sát 2 chuyên đề: Giám sát công tác lập và quản lý quy hoạch trên địa bàn Quận giai đoạn từ năm 2020 đến thời điểm giám sát tại 4 đơn vị gồm: Phòng Quản lý đô thị; Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực Quận, Ủy ban nhân dân Phường 3, Ủy ban nhân dân Phường 15 và Giám sát công tác phòng chống cháy nổ trên địa bàn quận tại 4 đơn vị gồm Ủy ban nhân dân quận, Công an quận, Ủy ban nhân dân Phường 1, Ủy ban nhân dân Phường 5.

Thông qua việc giám sát chuyên đề đã giúp cho các đơn vị chịu sự giám sát thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ của mình, qua đó góp phần giải quyết những vấn đề bất cập, bức xúc được cử tri quan tâm; đồng thời tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện chính sách, pháp luật. Có thể khẳng định, hoạt động giám sát chuyên đề từ đầu nhiệm kỳ đến nay ngày càng thực chất, hiệu quả, được cử tri và dư luận đánh giá cao. Bên cạnh đó, Tổ đại biểu HDND đơn vị số 12 – Quận 11 thực hiện tiếp xúc cử tri nghiêm túc, đúng kế hoạch và dành thời gian để cử tri tham gia, đóng góp, phản ánh, kiến nghị. Các đại biểu HĐND đã thể hiện được vai trò, trách nhiệm của người đại biểu, đồng thời gương mẫu chấp hành các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Những kết quả đó, góp phần nâng cao chất lượng hiệu lực, hiệu quả, hoạt động Tổ Đại biểu HĐND góp phần thực hiện hiệu quả Đề án “Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh trong điều kiện thực hiện chính quyền đô thị, nhiệm kỳ 2021-2026”.

Từ tình hình hoạt động giám sát chuyên đề trong nhiệm kỳ 2016 – 2021, Tổ Đại biểu HĐND rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau: Phải xây dựng kế hoạch giám sát ngay từ đầu năm, trong đó xác định rõ nội dung giám sát chuyên đề; thời gian thực hiện; đối tượng giám sát... Lựa chọn đúng và trúng nội dung giám sát - là những vấn đề dân sinh bức xúc hoặc những tồn tại, hạn chế trong các lĩnh vực quản lý nhà nước được đông đảo dư luận cử tri nhân dân quan tâm.

Bên cạnh đó, hình thức giám sát được thực hiện theo hướng linh hoạt và đa dạng, phù hợp với tình hình phòng chống dịch: tăng cường giám sát chuyên đề, kết hợp giám sát trực tiếp và giám sát qua báo cáo, giám sát thường kỳ và giám sát đột xuất, tổ chức giám sát theo từng nhóm đối tượng. Để có thêm thông tin chính xác trước khi giám sát, ngoài việc nghiên cứu kỹ báo cáo, đối với một số nội dung quan trọng, Tổ giám sát thực hiện khảo sát trước một số nội dung công việc cụ thể của đơn vị chịu sự giám sát để tìm hiểu thực tế, xem xét một số hồ sơ lưu trữ để đánh giá vấn đề một cách khách quan, chính xác. Kết quả khảo sát sẽ bổ sung nhiều thông tin chính xác, cần thiết phục vụ tốt cho công tác giám sát. Đồng thời, để tăng hiệu quả các cuộc giám sát, thành phần mời dự được mở rộng, gồm đại UBND, Ủy ban MTTQ, cùng các cơ quan chức năng của quận trong lĩnh vực giám sát.

Song song đó, cần báo cáo giám sát và thông báo kết luận giám sát đã nêu rõ kết quả đạt được, tồn tại hạn chế, nguyên nhân và kiến nghị đối với các cấp, các ngành và các đơn vị liên quan có biện pháp giải quyết, khắc phục những hạn chế trong quá trình thực hiện, góp phần nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của HĐND.

Từ những phân tích, đánh giá và thực tiễn hoạt động giám sát của Tổ Đại biểu HĐND trong thời gian qua, trao đổi một số giải pháp, nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu lực hoạt động giám sát của Tổ đại biểu HĐND góp phần thực hiện hiệu quả Đề án “Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh trong điều kiện thực hiện chính quyền đô thị, nhiệm kỳ 2021-2026”, trong thời gian tới, như sau:

Một là, Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với hoạt động của HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; tập trung các giải pháp lãnh đạo thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh trong điều kiện thực hiện chính quyền đô thị, nhiệm kỳ 2021-2026”. Nâng cao chất lượng ban hành nghị quyết và giám sát việc thực hiện cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2026 và những năm tiếp theo, nhất là trong điều kiện thành phố Hồ Chí Minh thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố theo Nghị quyết 98/NQ-CP của Chính phủ.

Hai là, phát huy vai trò của đại biểu HĐND, các Tổ đại biểu HĐND trong việc tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát việc tuân theo Hiến pháp, pháp luật và thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân. Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động giám sát, quan tâm chuẩn bị kỹ những việc trước khi giám sát; đổi mới từ việc xây dựng đề cương giám sát và báo cáo của đơn vị giám sát phải đảm bảo nội dung chuyên đề giám sát đặt ra. Quá trình tổ chức giám sát, ngoài giám sát qua báo cáo phải tổ chức đi giám sát thực tế, tham vấn ý kiến các tầng lớn Nhân dân - các chủ thể là đối tượng của hoạt động quản lý Nhà nước, chịu tác động của các chủ trương, chính sách, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội; các cơ quan, tổ chức có liên quan đến hoạt động của đối tượng chịu sự giám sát. Đồng thời, tăng cường theo dõi, đôn đốc, khảo sát, giám sát việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo của công dân.

Ba là, Tăng cường giữ mối liên hệ, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị, nhất là với Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể trong hoạt động giám sát trên các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng, an ninh. UBMTTQ phải thường xuyên lắng nghe, nắm bắt ý kiến, dư luận của nhân dân trên địa bàn, từ đó chọn lọc, giám sát và kiến nghị với cấp ủy, chính quyền, cơ quan chủ quản những vấn đề cử tri phản ánh./.

CM