Mô hình trồng rau theo công nghệ cao của HTX Tuấn Ngọc đã được nhân rộng ra

nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước. (Ảnh: https://dttc.sggp.org.vn)

Nông dân đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững

Đặc biệt, 5 năm qua, Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững  ngày càng nâng cao chất lượng và hiệu quả. Đặc biệt, phong trào tiếp tục phát triển sâu rộng, tạo động lực thúc đẩy hội viên nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh hiệu quả, nỗ lực vươn lên không cam chịu đói nghèo. Bình quân hằng năm có 17.745 hộ đăng ký (tương đương 96% hộ đăng ký, đạt 147% chỉ tiêu) và có 13.973 hộ đạt danh hiệu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp (tương đương 79,6% hộ đăng ký đạt danh hiệu, đạt 144,7% chỉ tiêu). Số lượng hội viên nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi tăng dần về chất lượng qua từng năm, trong nhiệm kỳ có 90 gương được tuyên dương “Nông dân tiêu biểu Thành phố Hồ Chí Minh”, 06 “Nông dân Việt Nam xuất sắc”, 06 “Nhà khoa học của nhà nông”; xây dựng được 426 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo chuỗi giá trị với 116 sản phẩm được tôn vinh “Sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu Thành phố Hồ Chí Minh”, 66 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP. Chương trình họp mặt Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi tiếp tục được duy trì với từng chuyên đề cụ thể, đã tạo điều kiện cho các Câu lạc bộ giao lưu, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả; đồng thời, các cấp Hội phối hợp các Sở, ngành nắm bắt những khó khăn trong quá trình sản xuất, kinh doanh của hội viên nông dân và có giải pháp hỗ trợ, giải quyết thiết thực, phù hợp. Kịp thời tổ chức sơ, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện phong trào, qua đó đề ra giải pháp để phát huy hiệu quả hơn nữa phong trào, lan tỏa tinh thần thi đua và nhân rộng mô hình, giải pháp, cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả .

Các cấp Hội triển khai thực hiện công trình “Tư vấn, hỗ trợ 10 chi hội làm điểm không còn hội viên nghèo theo tiêu chí của thành phố để nhân rộng”, tập trung tuyên truyền, vận động hội viên nông dân nâng cao ý thức, chủ động vươn lên thoát nghèo đi đôi với hỗ trợ đào tạo nghề, giới thiệu việc làm và chăm lo an sinh xã hội, đã hỗ trợ 81/83 hộ (đạt tỷ lệ 97,59%) và 9/10 chi hội điểm (đạt tỷ lệ 90%) thoát nghèo, đồng thời nhân rộng mô hình đến 119 chi hội với 261/354 hộ hội viên nông dân được hỗ trợ. Từ Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững, mô hình “nông dân khá giúp nông dân khó” ngày càng phát triển theo phương châm “lấy sức dân chăm lo cho dân”, đã phát huy nội lực của 90 Câu lạc bộ Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi thực hiện 452 công trình an sinh xã hội, giúp đỡ 12.238 lượt hộ nghèo, cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn , cùng với các cấp Hội hỗ trợ 3.189 hộ vượt nghèo và đang vươn lên làm giàu.

Bên cạnh đó, còn có Phong trào vận động nông dân tham gia phát triển kinh tế tập thể, xây dựng hợp tác xã kiểu mới gắn với xây dựng, phát triển các mô hình kinh tế có hiệu quả và xây dựng, phát triển các mô hình chi, tổ Hội nông dân nghề nghiệp

Các cấp Hội tổ chức 1.206 cuộc tuyên truyền Luật Hợp tác xã năm 2012 và lợi ích của mô hình kinh tế tập thể cho 47.229 lượt hội viên nông dân; tổ chức 227 lớp tập huấn cho 6.251 lượt hội viên về kiến thức kinh tế tập thể; vận động 17.407 hội viên nông dân trực tiếp sản xuất (đạt 100,4% chỉ tiêu) tham gia thành lập mới 95 Hợp tác xã  (đạt 113,1% chỉ tiêu) và 601 tổ hợp tác, trong đó có 10 hợp tác xã điểm  cung ứng vật tư, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (đạt 100% chỉ tiêu thực hiện công trình trọng điểm “Mỗi huyện, quận xây dựng mới 01 mô hình hợp tác xã điểm về cung ứng vật tư, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để nhân rộng”). Các tổ hợp tác, hợp tác xã ngày càng phát huy vai trò trong liên kết hội viên nông dân sản xuất phù hợp nhu cầu của thị trường và tiêu thụ sản phẩm hiệu quả.

Đẩy mạnh đào tạo nghề cho nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh

Về Hỗ trợ vốn cho nông dân, Hội Nông dân Thành phố tham mưu và được cấp 155 tỷ đồng vốn Điều lệ Quỹ hỗ trợ nông dân Thành phố từ ngân sách Thành phố theo Luật đầu tư công, nâng tổng nguồn vốn Quỹ hỗ trợ nông dân tăng trưởng trong nhiệm kỳ đạt 164,7 tỷ đồng (đạt 1.647% chỉ tiêu). Nguồn vốn Quỹ hỗ trợ nông dân được quản lý tốt và sử dụng ngày càng hiệu quả, đã hỗ trợ kịp thời cho 84.580 lượt hội viên nông dân vay 3.194,88 tỷ đồng  đầu tư sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh, Hội cũng đã phát huy hiệu qua nguồn vốn quỹ vì người nghèo và tăng cường phối hợp với Ngân hàng Chính sách và Xã hội Thành phố hỗ trợ vốn cho hội viên nông dân, giúp hội viên vươn lên thoát nghèo và làm giàu, trở thành hộ sản xuất kinh doanh giỏi, đồng thời góp phần hạn chế nạn tín dụng đen trong hội viên nông dân.

Về tổ chức đào tạo nghề cho nông dân, hằng năm, các cấp Hội chủ động khảo sát nhu cầu học nghề và trực tiếp, phối hợp tổ chức 562 lớp đào tạo nghề cho 15.669 hội viên, trong đó Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân thuộc Hội Nông dân Thành phố Hồ Chí Minh được Ủy ban nhân dân Thành phố cấp kinh phí trực tiếp tổ chức 174 lớp đào tạo nghề nông nghiệp ngắn hạn dưới 03 tháng cho 4.822 hội viên nông dân. Các lớp đào tạo ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp ngày càng được chú trọng và thu hút nhiều hội viên tham gia; tỷ lệ hội viên có việc làm ổn định sau khi được đào tạo đạt 88,47%.

Trong nhiệm kỳ, các cấp Hội đã vận động thành lập 90 điểm cung ứng vật tư, tư vấn, hỗ trợ sản xuất cho hội viên nông dân và phối hợp các doanh nghiệp, hợp tác xã cung ứng các loại thiết bị, vật tư nông nghiệp  với giá ổn định, hình thức thanh toán linh hoạt gắn với chuyển giao kỹ thuật, bảo quản chế biến, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, tạo điều kiện cho nông dân có điều kiện đầu tư, mở rộng sản xuất, kinh doanh.

Thông qua chương trình phối hợp với các Sở, ngành Thành phố, nhất là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ, các cấp Hội đã tổ chức được 1.046 buổi tập huấn, giới thiệu, chuyển giao 508 mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới cho 5.026 lượt cán bộ, hội viên; phối hợp thực hiện 442 mô hình trình diễn nông nghiệp và mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; đưa 7.132 hội viên nông dân tham quan, học tập mô hình sản xuất nông nghiệp, mô hình hợp tác xã hoạt động hiệu quả trong và ngoài Thành phố; tổ chức thành công Hội thi “Kiến thức và Sáng tạo nhà nông” lần thứ III với 10 mô hình đạt giải “Sáng tạo nhà nông” (tăng gấp 02 lần so với hội thi năm 2018), tổ chức Hội thi Nhà nông đua tài cấp Thành phố và thành lập đội tuyển tranh tài tại hội thi toàn quốc đạt giải nhì, qua đó cho thấy nông dân Thành phố ngày càng đổi mới, sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh, nhiều nông dân chủ động học tập, nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ cao, chuyển đổi số nâng cao hiệu quả sản xuất.

Gắn với thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, Hội Nông dân Thành phố phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương Thành phố hỗ trợ hội viên nông dân, hợp tác xã xây dựng trang website, đăng ký mẫu bao bì, nhãn hiệu sản phẩm; trực tiếp xây dựng trang facebook Nông sản An Phú Tây và 139 điểm kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp duy trì hiệu quả việc kết nối, hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho hội viên nông dân; tổ chức thành công 03 kỳ Chợ phiên nông sản, 03 Chương trình Bình chọn và Tôn vinh sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu Thành phố Hồ Chí Minh; tích cực phối hợp cơ quan báo, đài ghi hình, đưa tin tuyên truyền, quảng bá sản phẩm cho hội viên nông dân; phối hợp tổ chức 78 hội chợ và hỗ trợ 4.562 lượt hội viên nông dân tham gia 5.317 gian hàng tại các Chợ Hoa xuân trên địa bàn Thành phố, các tỉnh, thành; phối hợp Bưu điện Thành phố và các đơn vị triển khai vận động, hướng dẫn, hỗ trợ nông dân đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử để giới thiệu, quảng bá và tiêu thụ sản phẩm.

Tích cực hỗ trợ nông dân khởi nghiệp

các cấp Hội tích cực tuyên truyền, giới thiệu các mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả; tạo môi trường, điều kiện cho hội viên nông dân, các tổ hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp gặp gỡ, trao đổi thông tin thị trường, kết nối cung cầu, hợp tác, liên doanh, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, đi đôi với công tác đào tạo nghề, tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, hỗ trợ vốn ưu đãi, xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm đã giúp hội viên nông dân phát huy tiềm năng, lợi thế địa phương, hình thành và phát triển nhiều mô hình sản xuất hiệu quả , trong đó nhiều nông dân đã khởi nghiệp thành công, xây dựng và phát triển mô hình hộ gia đình thành các hợp tác xã, doanh nghiệp nông nghiệp . Đặc biệt, trước tiềm năng của hoạt động du lịch nông nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hội Nông dân Thành phố đã chủ động xây dựng, trình Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt và triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao đời sống kinh tế của nông dân gắn với hoạt động du lịch nông nghiệp, phát triển nông thôn mới giai đoạn 2023 – 2025”, tạo điều kiện cho hội viên nông dân khai thác tối đa

Trong nhiệm kỳ, các cấp Hội đã tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, vận động hội viên, nông dân chấp hành tốt Hiến pháp và các quy định pháp luật hiện hành của Nhà nước; tổ chức tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý cho 15.044 lượt hội viên nông dân. Thông qua công tác tư vấn, trợ giúp pháp lý của Hội đã giúp hội viên nông dân hiểu đúng, đủ về các quy định pháp luật, từ đó thực hiện đúng quy trình, thủ tục pháp lý cần thiết, hạn chế các trường hợp tranh chấp, khiếu kiện, khiếu nại kéo dài, vượt cấp, tạo điều kiện cho nông dân tập trung phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.

Các cấp Hội tập trung hỗ trợ hội viên nông dân xây dựng, phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp hiện đại, ứng dụng công nghệ cao nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; xây dựng các chương trình, đề án  trình Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt để hỗ trợ hội viên nông dân phát triển sản xuất. Các mô hình kinh tế hợp tác, dịch vụ tư vấn và hỗ trợ nông dân được quan tâm khảo sát thường xuyên, đánh giá hiệu quả hoạt động, kịp thời hỗ trợ cải tiến và nâng cao chất lượng mô hình phù hợp với điều kiện và định hướng phát triển của địa phương, đơn vị, đáp ứng nhu cầu của hội viên nông dân. Từ các mô hình kinh tế nông nghiệp, đã tạo ra 116 sản phẩm được bình chọn là sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu Thành phố Hồ Chí Minh; 66 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP Thành phố đạt chuẩn từ 3 sao đến 4 sao.

Các cấp Hội tiếp tục phát huy vai trò trung tâm, nòng cốt trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với thực hiện phong trào “Thành phố chung sức xây dựng nông thôn mới” và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; tổ chức các hội thi, hội thao, hội diễn văn nghệ, chương trình “Giao lưu tiếng hát nông thôn mới” tạo sự phong phú trong đời sống văn hóa, tinh thần của người dân nông thôn; tuyên truyền, vận động hội viên nông dân tích cực góp công, góp sức, hiến đất  để xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn ngày càng khang trang, hiện đại; vận động 138.965 lượt hộ hội viên nông dân cam kết sản xuất, kinh doanh nông sản đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; 193.153 lượt hộ nông dân đăng ký và có 181.247 lượt hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa; vận động 100% hội viên tham gia bảo hiểm y tế; tổ chức thực hiện tốt Chỉ thị 19-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy về cuộc vận động “Người dân thành phố Hồ Chí Minh không xả rác ra đường và kênh rạch, vì thành phố sạch và giảm ngập nước” với nhiều mô hình hay, sáng tạo, hiệu quả được công nhận và nhân rộng , trong đó Hội Nông dân Thành phố Hồ Chí Minh đã phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Bình Chánh, huyện Củ Chi xây dựng được 04 tuyến đường điểm xanh – sạch – đẹp , phối hợp Ủy ban nhân dân quận 12 ra quân vệ sinh, khơi thông dòng chảy tuyến rạch Ông Trang tại phường An Phú Đông.

Nông dân ngày càng khẳng định vai trò chủ thể trong quá trình phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới; phát huy truyền thống đoàn kết, nghĩa tình, giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững với mô hình “nông dân khá giúp nông dân khó”, thực hiện tốt phương châm của Thành phố “lấy sức dân chăm lo cho dân”. Thụ hưởng những thành quả từ phong trào xây dựng nông thôn mới, đời sống và thu nhập của người nông dân ngày càng được cải thiện, từng bước thu hẹp khoảng cách về thu nhập giữa nông thôn và thành thị./..

PV