Với vị trí là quận trung tâm của Thành phố, thời gian qua Quận ủy Quận 1 và các cấp ủy đảng luôn nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của việc đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị góp phần quan trọng làm cho lý luận cách mạng thâm nhập vào quần chúng, đặc biệt trở thành công cụ vật chất để đội ngũ cán bộ, lãnh đạo, công chức, viên chức có đủ trình độ nhận thức, lý luận chính trị cho bản thân.
Do đó, Công tác giáo dục lý luận chính trị đã nâng cao ý thức tự giác, tu dưỡng đạo đức cách mạng, khắc phục chủ nghĩa cá nhân. Kết quả hàng năm tỷ lệ đảng viên tham gia học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp đạt trên 96%, 100% đội ngũ cán bộ chủ chốt diện Quận ủy quản lý đạt trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên, tỷ lệ cán bộ chủ chốt của quận tham gia các lớp bồi dưỡng cập nhật kiến thức đạt trên 95%.
Tham mưu khai hiệu quả các chương trình đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị
Là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Quận ủy, Trung tâm Chính trị quận là nơi tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị, chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, kỹ năng và nghiệp vụ chuyên môn về công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội cho cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính trị quận, tuyên truyền giáo dục lịch sử Đảng và lịch sử đảng bộ của địa phương.
Trung tâm đã kịp thời tham mưu cho Ban Thường vụ Quận ủy triển khai hiệu quả các chương trình đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị và nghiệp vụ theo hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ương, nỗ lực khắc phục khó khăn về cơ sở vật chất. Việc triển khai thực hiện các chương trình đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị tại Trung tâm cho cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính trị từ quận đến cơ sở đã đạt được một số kết quả nhất định, góp phần vào công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị phát triển kinh tế xã hội của quận.
Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, công tác giảng dạy và học tập lý luận chính trị cũng còn một số hạn chế như: một số cấp ủy chưa coi trọng về công tác giáo dục lý luận chính trị, chưa thật sự quan tâm đến việc cử cán bộ đi học; một số cán bộ, công chức, viên chức chưa nhận thức một cách đấy đủ về trách nhiệm cá nhân khi tham gia các chương trình học tập lý luận chính trị, ý thức tự giác cũng như tính kỷ luật của học viên trong quá trình học tập chư cao, cơ sở vật chất hiện tại của Trung tâm chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu giảng dạy và học tập; một số giáo trình cho công tác giáo dục lý luận chính trị chậm đượ đổi mới, nặng về hình thức.
Trong bối cảnh hiện nay, một trong những nhiệm vụ, giải pháp quan trọng hàng đầu mà Nghị quyết 35-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới đề ra đó là: “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện chương trình đào tạo, cập nhật kiến thức lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên trong các học viện, các trường chính trị. Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ giảng viên lý luận chính trị, các môn khoa học xã hội và nhân văn đáp ứng yêu cầu công tác giáo dục chính trị tư tưởng.. Bồi dưỡng lý luận chính trị có ý nghĩa trong việc xây dựng nhận thức và định hướng - hành động đối với đảng viên, công chức, viên chức. Do đó cần xác định vai trò của các cấp ủy, cán bộ lãnh đạo quản lý và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đối với việc nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập lý luận chính trị.
Lấy kết quả học tập lý luận chính trị làm thước đo phẩm chất, năng lực, phân loại của cán bộ, đảng viên
Các cấp ủy, cán bộ lãnh đạo quản lý cần nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác giáo dục lý luận chính trị; quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức quán triệt, nghiên cứu, học tập và triển khai các Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và các Nghị quyết, Hội nghị Trung ương khóa XIII, chỉ thị, nghị quyết của Đảng về đổi mới, nâng cao chất lượng công tác giáo dục lý luận chính trị.
Chủ động xây dựng và hoàn thiện các quy chế, quy định, chế độ học tập chính trị; làm tốt công tác tư tưởng, kịp thời nắm rõ những diễn biến tư tưởng của cán bộ, đảng viên. Các cấp ủy, tổ chức đảng các cấp thường xuyên giáo dục định hướng, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên về vai trò của việc học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị.
Xây dựng kế hoạch học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận bắt buộc hằng năm đối với cán bộ, đảng viên gắn với việc cung cấp thông tin, cập nhật kiến thức mới phù hợp từng đối tượng.
Thực hiện xây dựng, kiện toàn và củng cố đội ngũ giảng viên chuyên trách, giảng viên kiêm nhiệm, báo cáo viên ngày càng vững mạnh, hoàn thiện các Quy chế hoạt động, quy chế đào tạo của Trung tâm Chính trị quận, huyện, mành phố Thủ Đức theo Quy định 208-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung Cơng. Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị ngày càng tốt hơn, đáp ứng -êu cầu nhiệm vụ. Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên giảng dạy lý luận chính trị, giảng viên phải chủ động bổ sung, cập nhật kiến thức theo quan điểm nới các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng gắn với thực tế của địa phương. Chủ động tổ chức hội thi giảng viên lý luận chính trị giỏi nhằm phát hiện những nhân tố mới, tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng củng cố đội ngũ giảng viên. Đội ngũ này phải là những người đủ phẩm chất, trình độ kiến thức, năng lực, có kỹ năng sư phạm và phương pháp dạy học tích cực, sử dụng phương tiện hiện đại trong việc giảng dạy.
Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá chất lượng trong và sau đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị; lấy kết quả học tập lý luận chính trị làm thước đo phẩm chất, năng lực, phân loại của cán bộ, đảng viên. Sau mỗi đợt học tập, Trung tâm Chính trị cần tiến hành chặt chẽ, nghiêm túc việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, gắn với nhận xét, đánh giá cán bộ, đảng viên. Mặt khác, cơ quan đơn vị có cán bộ đi học phải thường xuyên tăng cường công tác phối hợp với cơ sở đào tạo, đặc biệt chú trọng việc giám sát việc tuân thủ quy chế, nội quy, đánh giá ý thức, thái độ, giờ giấc học tập của cán bộ, đảng viện, tránh lãng phí về thời gian và gây khó khăn khi sắp xếp công việc thay thế cho cán bộ được cử đi học, tạo áp lực không cần thiết cho cơ sở đào tạo, lấy kết quả học tập và rèn luyện ở trường làm một trong những cơ sở quan trọng để xem xét, đánh giá cán bộ, đảng viên hàng năm.
Thực hiện phương châm học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn
Cán bộ, đảng viên, công chức viên chức phải là người nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của việc học tập lý luận chính trị, xem đây là trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của mình. Phải có ý chí quyết tâm cao, ý thức tự rèn luyện, kỹ năng tự học ở mọi lúc mọi nơi, thường xuyên đọc và nghiên cứu tài liệu đã được giảng viên hướng dẫn nhằm rèn luyện tư duy độc lập, sáng tạo trong quá trình nghiên cứu. Trong học tập phải tích cực phải thực hiện phương châm học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn. Từ đó, chủ động, tự giác, tích cực trong học tập, nghiên cứu để đạt kết quả cao trong học tập và lĩnh vực mà mình công tác.
Có thể nói, đào tạo lý luận chính trị gắn liền với công tác cán bộ, bởi có đào tạo thì mới đủ chuẩn về lý luận chính trị, nhằm đáp ứng các nhiệm vụ nói chung và theo từng vị trí, chức danh công tác nói riêng. Song song đó, việc học tập lý luận chính trị là nghĩa vụ (là phải đáp ứng gần như vô điều kiện), trách nhiệm (phải thực hiện cho đạt kết quả tốt nhất) và quyền lợi (nếu không học thì tự mình đào thải) của mỗi cán bộ, đảng viên.
Đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên là trách nhiệm của các cấp ủy đảng nhưng cũng liên quan trực tiếp đến việc quy hoạch, bố trí, cử đi học của các cấp ủy, các đơn vị. Khi nhiệm vụ này được thực hiện thì phát sinh nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức đi học. Hai yêu cầu này có sự liên hệ chặt chẽ với nhau; nếu cấp ủy không quan tâm việc cử đi đào tạo lý luận chính trị thì cán bộ, đảng viên sẽ khó có cơ hội được học tập; cơ quan, đơn vị sẽ không có đủ nguồn cán bộ đủ chuẩn cho các chức danh, từ đó tác động ngược trở lại đến chất lượng của tổ chức đảng, của cấp ủy.
Đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng, là một trong những giải pháp hữu hiệu nhằm ngăn chặn đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, “tự diễn biến", “tự chuyển hóa” trong nội bộ góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội.
Đảng bộ Quận 1, xây dựng quận trở thành quận thông minh "an toàn- văn Phát triển-nghĩa tình” xứng đáng là quận trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố mang tên Bác./..