Ảnh minh họa (Nguồn: Sở NN&PTNN TP.Hồ Chí Minh)
Đối tượng đào tạo gồm: lao động làm nông nghiệp ở các vùng sản xuất hàng hóa thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới; lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp tại các trang trại, hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp có liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với nông dân; lao động là người khuyết tật, hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp, phụ nữ.
Ngành nghề đào tạo: ngành nghề về kỹ thuật và quản lý sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, nghề rừng, nghề nuôi trồng đánh bắt, khai thác thủy sản, chế biến nông, lâm, thủy sản và nghề muối. Ngành nghề đào tạo để thực hiện các chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng phó với biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường. Các quận, huyện chọn lựa ngành nghề phù hợp gắn với các vùng sản xuất hàng hóa lớn, có liên kết sản xuất, tiêu thụ; sản phẩm công nghệ cao, an toàn vệ sinh thực phẩm.
Trong số những lao động được đào tạo nghề trên, sẽ có 70% số lao động nông thôn học các nghề nông nghiệp để phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp, 20% cho lao động tham gia sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và 10% đào tạo nông nghiệp để đảm bảo an sinh xã hội nông thôn ở địa phương. Sau đào tạo, ít nhất 80% số người học nghề có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ nhưng có năng suất, thu nhập cao hơn./.