Cụ thể, các đơn vị phải thường xuyên cập nhật thông tin về thủy văn, thời tiết và kiểm tra tình trạng ngập úng trên trang web của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn TP. Hồ Chí Minh (http://www.phongchonglutbaotphcm.gov.vn), Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia (www.kttv.gov.vn) để chủ động có các biện pháp ứng phó kịp thời.

Ảnh minh họa. (Nguồn: sggp.org.vn)


Rà soát các phương án bảo trì lưới điện; chủ động tiến hành cô lập cục bộ tại nơi xảy ra sự cố ngay khi phát hiện tình trạng mất an toàn trong vận hành lưới điện do bị ảnh hưởng của giông gió, lốc xoáy, ngập úng; sửa chữa, khắc phục ngay các sự cố để đảm bảo cung cấp điện cho các tổ chức, doanh nghiệp, người dân.


Đồng thời, chủ động phối hợp cung cấp các thông tin về kế hoạch khai quang, ngầm hóa lưới điện với các đơn vị duy tu, chăm sóc cây xanh để cùng xây dựng kế hoạch cắt tỉa, mé nhánh; trực tiếp liên hệ, thông tin và phối hợp để xử lý các trường hợp khẩn cấp đảm bảo an toàn điện hoặc an toàn cây xanh - an toàn tính mạng, tài sản của người dân và các công trình xung quanh.


Tổ chức kiểm tra tình trạng trụ sở, văn phòng làm việc; kho hàng hóa, vật tư, hệ thống điện trong nhà và cây xanh xung quanh; phương án xử lý các nguy cơ có khả năng bị hư hỏng do lốc xoáy, bị ngập lụt khi mưa giông, lốc xoáy; hệ thống điện bị chạm chập gây cháy, nổ.


Triển khai, rà soát, cập nhật, bổ sung phương án ứng phó thiên tai phù hợp với tình hình, điều kiện cụ thể tại đơn vị, địa phương; đảm bảo cung cấp điện an toàn, đặc biệt cho các phụ tải quan trọng; đảm bảo cho người, thiết bị và các công trình điện lực. Chuẩn bị mọi nguồn lực, trang thiết bị, phương tiện, vật tư để kịp thời triển khai các phương án ứng phó theo phương châm “bốn tại chỗ” nhằm khắc phục hậu quả do sự cố thiên tai gây ra./.
 

T.H