Cần những chính sách hỗ trợ thiết thực cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ
(Ảnh: Báo Diễn đàn doanh nghiệp)

Theo đó, Thành phố sẽ hỗ trợ cho doanh nghiệp một phần lãi vay đầu tư để đổi mới công nghệ, máy móc tiên tiến, hiện đại, xây dựng, nâng cấp nhà xưởng sản xuất… khắc phục các điểm yếu còn tồn tại và các khó khăn của các doanh nghiệp trong đầu tư để phục vụ sản xuất tốt hơn.

Các dự án được hỗ trợ phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch ngành, chủ trương đầu tư và thuộc các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ; được các tổ chức tín dụng chấp thuận cho vay và chưa triển khai thực hiện đối với các hạng mục (xây lắp và thiết bị) sử dụng vốn vay đăng ký tham gia chương trình kích cầu đầu tư.

Trên thực tế, năng lực của các doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam hiện nói chung và của TP.Hồ Chí Minh nói riêng còn nhiều hạn chế như: công nghệ lạc hậu, khả năng cạnh tranh thấp, nguyên vật liệu phụ thuộc phần lớn vào nhà cung cấp nước ngoài. Đến nay, tính chung các doanh nghiệp trong nước chỉ mới cung ứng được khoảng hơn 10% nhu cầu nội địa về các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ. Việc hỗ trợ tích cực và kịp thời từ phía UBND Thành phố sẽ góp phần giúp cho lĩnh vực công nghệ hỗ trợ vượt qua khó khăn, có nhiều cơ hội phát triển.

Theo Kế hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025 thì đến năm 2020, tỷ lệ nội địa hóa của bốn ngành công nghiệp trọng yếu và hai ngành công nghiệp truyền thống là 65,68%. Trong đó, tỷ lệ nội địa hóa của ngành cơ khí là 67%; ngành điện tử - công nghệ thông tin là 51%; ngành cao su - nhựa là 71%; ngành chế biến tinh lương thực thực phẩm là 85%; ngành dệt may là 49%; ngành da giày là 70%. Quy hoạch và xây dựng ba phân khu công nghiệp hỗ trợ, trong đó hai phân khu trong các khu công nghiệp và một phân khu trong khu công nghệ cao để tiếp nhận các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ thuộc 4 ngành công nghiệp trọng yếu và 2 ngành công nghiệp truyền thống. Hình thành cơ sở dữ liệu công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn Thành phố. Hình thành ít nhất một trung tâm nghiên cứu, thiết kế, giới thiệu và giao dịch sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.

Đến năm 2025, tỷ lệ nội địa hóa của 4 ngành công nghiệp trọng yếu và 2 ngành công nghiệp truyền thống là 70%. Trong đó, tỷ lệ nội địa hóa của ngành cơ khí là 72%; ngành điện tử - công nghệ thông tin là 54%; ngành cao su - nhựa là 76%; ngành chế biến tinh lương thực thực phẩm là 87%; ngành dệt may là 54%; ngành da giày là 75%./.

VL