Học viên học nghề sửa chữa điện tử ở Trung tâm đào tạo nghề Tân Bình,
TP. Hồ Chí Minh (Ảnh: T.B)

Bên cạnh đó, TP cũng có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức kinh doanh và khởi sự doanh nghiệp, nghiệp vụ quản lý, tư vấn đào tạo nghề, tư vấn việc làm cho 100 giáo viên, người dạy nghề, cán bộ quản lý đào tạo nghề quận - huyện và cán bộ hội, đoàn thể; hỗ trợ đầu tư, mua sắm thiết bị đào tạo nghề cho 4 cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập tại các huyện nông thôn mới trên địa bàn TP. 

TP sẽ thực hiện lồng ghép với các nguồn lực, các chương trình, dự án, đề án khác và khuyến khích các dự án của các tổ chức phi chính phủ, các nguồn xã hội hóa thực hiện dạy nghề cho LĐNT; ưu tiên tổ chức dạy nghề đối với LĐNT thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, người thuộc diện hộ bị thu hồi đất nông nghiệp, hộ cận nghèo, lao động nữ; bổ sung nhu cầu học nghề của LĐNT theo yêu cầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động cũng như LĐNT đã có tay nghề nhưng chưa có bằng cấp chứng chỉ chuyên môn; đảm bảo đào tạo nghề cho LĐNT gắn với nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp và có thu nhập ổn định; không tổ chức đào tạo nghề cho LĐNT khi chưa dự báo được nơi làm việc và mức thu nhập của việc làm sau học nghề./.

VL