Ảnh minh họa: CM
Để triển khai hiệu quả Nghị quyết số 29- NQTW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) và Chương trình hành động số 46-CTHĐ/TU ngày 21 tháng 6 năm 2015 của Thành ủy TP Hồ Chí Minh về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu câu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Ban Thường vụ Quận ủy đã ban hành kế hoạch số 15-KH/QU ngày 30 tháng 11 năm 2015, chủ động đề ra mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nhằm tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động trong các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận - Đoàn thể về quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo gắn với nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả giáo dục - đào tạo, xác định giáo dục - đào tạo là động lực quan trọng để quận phát triển bền vững. Trong đó đã tập trung các giải pháp tạo bước đột phá về nâng сао chất lượng giáo dục, xác định ưu tiên hàng đầu là nâng cao chất lượng giáo dục các trường trên địa bàn quận.
Trong 10 năm qua, chất lượng giáo dục và hiệu quả đào tạo các cấp học quận 6 được nâng cao từng năm: cấp tiểu học đạt 99,7%, cấp trung học cơ sở đạt trên 98,4%. Toàn quận có 16 trường đạt chuẩn quốc gia, 40/74 trường được công nhận đạt chất lượng giáo dục; hàng năm tỷ lệ tốt nghiệp THCS là 100%, tỷ lệ huy động trẻ đến trường đều đạt trên 98%.
Ngoài ra, quận huy động có hiệu quả các nguồn lực xã hội chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế tham gia xây dựng các trường ngoài công lập. Hiện quận có 25 trường mầm non ngoài công lập và 20 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục; 01 trường tiểu học ngoài công lập, 01 trường trung học cơ sở ngoài công lập, 02 trường trung học phổ thông ngoài công lập.
Để tiếp tục giữ vững và phát huy các kết quả đã được được, đồng thời hoàn thành mục tiêu đã đề ra trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quận nhiệm kỳ 2020 - 2025, Ban Thường vụ Quận ủy lãnh đạo các cấp, các ngành thực hiện các giải pháp như sau:
Huy động tối đa và tập trung mọi nguồn lực phát triển giáo dục và đào tạo. Tranh thủ mọi nguồn lực tài chính từ các chương trình, dự án, tổ chức, cá nhân và ngoài nước để đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây dựng, từng bước hiện đại hóa cơ sơ vật chất trường học. Tăng cường đầu tư ngân sách cho giáo dục để xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy học; ưu tiên đầu tư cho các trường chưa đạt chuẩn quốc gia, trường chưa thực hiện chương trình chất lượng cao “tiên tiến, hội nhập quốc tế”.
Tiếp đó cần nâng cao trách nhiệm quản lý của người đứng đâu trong việc nâng cao chất lượng giáo dục tại đơn vị; Hiệu trưởng các đơn vị trường học tự chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục tại đơn vị mình quản lý; Thực hiện nghiêm kỷ cương, kỷ luật, đạo đức lối sống đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; thường xuyên sâu sát cơ sở, quan tâm chăm lo đến các hoạt động tại đơn vị. Thực hiện việc đánh giá, xếp loại giáo viên, nhân viên bảo đảm thiết thực, khách quan, công bằng.
Đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong toàn ngành. Xây dựng môi trường sư phạm thực sự dân chủ, tạo điêu kiện để giáo viên được quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và được chủ động, sáng tạo trong tổ chức thực hiện chương trình và các hoạt động giáo dục; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục. Thực hiện tốt chính sách thu hút các sinh viên tốt nghiệp đại học sư phạm chính quy loại giỏi. Vận động các chức, doanh nghiệp, cá nhân tăng cường đầu tư cho giáo dục. Khuyến khích hình thành các quỹ học bổng, khuyến học, khuyến tài, giúp học sinh nghèo học giỏi, tôn vinh khen thưởng các cá nhân tập thể có thành tích xuất sắc trong đóng góp cho sự phát triền giáo dục.
Rà soát, sắp xếp và bố trí lại quỹ đất cho các cơ sở giáo dục đảm bảo yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới, đặc biệt đối với nhu cầu về sân chơi, bãi tập đối với các trường học. Bên cạnh đó, duy trì và không ngừng nâng cao chất lượng các trường đã đạt chuẩn. Quy hoạch hợp lý mạng lưới trường lớp để đẩy nhanh tiến độ xây dựng các trường đạt chuẩn quốc gia, trường thực hiện chương trình chất lượng cao “Trường tiên tiến, hội nhập quốc tế” tại Thành phố Hồ Chí Minh đảm bảo tiêu chí về giáo dục đảm bảo theo lộ trình.
Thực hiện tốt nhiệm vụ đổi mới phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm trong quá trình dạy học, chú trọng phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh. Đảm bảo cân đối giữa trang bị kiến thức, rèn luyện kĩ năng sống và định hướng thái độ, hành vi cho học sinh, để từ đó hình thành cho các em các phẩm chất sống yêu thương, sống tự chủ và sống trách nhiệm.
Bên cạnh đó, củng cố và phát huy thành quả phổ cập giáo dục - xóa mù chữ. Đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa giáo dục, nâng cao nhận thức người dân về vai trò của sự nghiệp giáo dục, đào tạo. Chú trọng công tác phối hợp giáo dục giữa nhà trường gia đình và xã hội, phát huy vai trò, trách nhiệm và quyền lợi của các tổ chức, cánhân trong việc giám sát, đánh giá giáo dục. Gắn đào tạo với nhu cầu của xã hội, không tách rời nhà trường với các hoạt động của địa phương.
Cùng với đó, xây dựng các chính sách thu hút nhân tài; có cơ chế, chính sách động viên đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên có thành tích xuất sắc trong công tác quản lý, giảng dạy. Có hình thức khen thưởng cho giáo viên phụ trách các đội tuyển theo môn đạt giải cấp thành phố trở lên. Xây dựng tiêu chí và cách thức thực hiện để tôn vinh giáo viên giỏi có nhiều đóng góp và học sinh học giỏi đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi.
Song song đó, hoàn thiện kiến trúc công nghệ thông tin, phát triển hạ tầng kĩ thuật đáp ủng cho việc tuyển sinh trực tuyến. Duy trì và thực hiện hiệu quả hệ thống quản lý phân tuyến, phân luồng học sinh và tuyển sinh đầu cấp. Cung cấp thông tin toàn diện về các dịch vụ giáo dục phục vụ nhu cầu tra cứu thông tin cho người học.
Cuối cùng, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các đơn vị trường học, nhất là thanh tra, kiểm tra trách nhiệm quản lý của hiệu trưởng, người đứng đầu về các nội dung: Thực hiện công tác quản lý, chuyên môn, quy định về đạo đức nhà giáo; quy chế dân chủ, ứng xử trong trường học; các điều kiện đảm báo trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích; các quy định về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm tại các trường học có tổ chức nấu ăn cho học sinh. Kiên quyết xử lý, hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với các đơn vị và cá nhân vi phạm./.