leftcenterrightdel
Với việc di dời nhữngtuyến tới đây, cơ quan chức năng hy vọng hành khách sẽ quen và tái hiện khung cảnh tấp nập như tại Bến xe Miền Đông cũ (ảnh). Ảnh: ANH VŨ

Bến xe Miền Đông mới cách bến xe cũ khoảng 20 km. 79 tuyến xe khách được dời đi là những tuyến đang hoạt động tại Bến xe Miền Đông cũ đi 15 tỉnh, thành, gồm: Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre, Cần Thơ, Cà Mau.

Bến xe Miền Đông mới là bến xe lớn nhất nước có tổng vốn đầu tư hơn 4.000 tỉ đồng, trong đó giai đoạn 1 khoảng 740 tỉ đồng.

Trước đó, từ tháng 10.2020, bến xe Miền Đông mới được đưa vào khai thác giai đoạn 1 với 22 tuyến từ Quảng Trị trở ra Bắc được di dời từ bến xe cũ qua.

Theo Sở GTVT TP Hồ Chí Minh, giai đoạn 3, hơn 60 tuyến còn lại ở bến cũ sẽ được dời qua khi bến xe Miền Đông mới hoạt động ổn định, kết nối đồng bộ giao thông xung quanh.

Song song với việc di dời các tuyến, bến xe Miền Đông cũ ở quận Bình Thạnh sẽ bố trí lại mặt bằng trông giữ xe hai bánh, xe ô tô cho hành khách để sử dụng xe trung chuyển về bến xe Miền Đông mới.

Đồng thời, tại bến cũ sẽ ưu tiên bố trí diện tích cho phương tiện giao thông công cộng gồm xe buýt, xe taxi đậu, đỗ để đón, trả khách, văn phòng điều hành và nhà chờ cho hành khách.

Tại bến xe cũ cũng kết hợp khai thác dịch vụ hỗ trợ để cung cấp dịch vụ bảo dưỡng sửa chữa xe, rửa xe, cung ứng nhiên liệu kể cả trạm nhiên liệu khí CNG cho xe buýt và các trạm sạc điện…



PV