Dự án kiểm soát ngập do triều cường có tổng vốn đầu tư gần 10.000 tỷ đồng
đang được triển khai tại TP Hồ Chí Minh - Ảnh: PC
Cụ thể, TP Hồ Chí Minh tập trung kêu gọi các giải pháp công nghệ mới, hiện đại, kinh nghiệm trong lĩnh vực chống ngập nước và xử lý nước thải của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, các tổ chức, nhà khoa học, nhà quản lý.
Từ đó tiếp thu, ứng dụng các giải pháp chống ngập nước và xử lý nước thải thích hợp cho thành phố trong năm 2018 cũng như các giai đoạn tiếp theo.
TP Hồ Chí Minh cũng sẽ giới thiệu một số tiêu chí xét chọn dự án, phương thức lựa chọn nhà đầu tư công khai, minh bạch, công bố danh mục dự án kêu gọi đầu tư trong lĩnh vực chống ngập nước và xử lý nước thải nhằm thu hút, kêu gọi các nhà đầu tư tích cực tham gia thực hiện các dự án chống ngập và xử lý nước thải trên địa bàn thành phố trong thời gian tới.
Ngập nước do triều cường trên đường Huỳnh Tấn Phát, quận 7, TP Hồ Chí Minh - Ảnh: PC
Mới đây, Phó giám đốc Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước TP Hồ Chí Minh Nguyễn Hoàng Anh Dũng, cho biết UBND TP đã có chỉ đạo về việc mời gọi đầu tư 16 dự án giai đoạn 2018 - 2020 theo hình thức xã hội hóa để giải quyết tình trạng ngập nước, xử lý nước thải trên địa bàn TP với tổng vốn hơn 67.000 tỉ đồng.Theo đó, xây dựng hệ thống thu gom, nhà máy xử lý nước thải có 7 dự án: lưu vực tây Sài Gòn (quận Tân Phú, Gò Vấp, Tân Bình và quận 12); lưu vực quận Bình Tân; lưu vực Tân Hóa - Lò Gốm với; lưu vực bắc Sài Gòn, quận Thủ Đức; lưu vực quận 9; lưu vực bắc rạch Cầu Dừa quận 12 và huyện Hóc Môn; lưu vực Tây Bắc huyện Hóc Môn và H.Củ Chi) với tổng mức đầu tư dự kiến 6.000 tỉ đồng.
Cải tạo, nạo vét các tuyến kênh có 6 dự án, trong đó: xây dựng kè bờ kênh và hạ tầng kỹ thuật 2 bên kênh Tham Lương - Bến Cát - Nước Lên: 8.825 tỉ đồng; xây dựng hệ thống thoát nước mưa và ngăn triều (cầu Tham Lương - sông Chợ Đệm): 1.097 tỉ đồng; nạo vét trục thoát nước rạch Thủ Đào: 522 tỉ đồng; nạo vét trục thoát nước rạch Ông Bé: 1.250 tỉ đồng.../.