Tăng cường công tác tuyên truyền PCCC, trong đó có việc tuyên truyền
 cho học sinh trong các trường học (Ảnh: Website Thành đoàn TPHCM)

Cụ thể, các đơn vị, sở, ngành, quận, huyện đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức, kỹ năng về PCCC cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ở cơ quan, tổ chức, đơn vị; duy trì hoạt động của lực lượng, phương tiện PCCC tại chỗ, tăng cường công tác phòng ngừa, tổ chức ứng trực trong thời gian lễ, tết…

Công an Thành phố cần nắm tình hình, tổ chức kiểm tra chuyên đề, chuyên sâu đối với những đối tượng, loại hình hoạt động, địa bàn, khu vực có nguy cơ cháy, nổ cao như: điện, xăng dầu, hóa chất, nhà cao tầng, khu dân cư...; triển khai thực hiện hiệu quả những biện pháp, giải pháp đảm bảo an toàn PCCC đối với nhà ở hộ gia đình và nhà ở kết hợp kinh doanh, sản xuất; duy trì công tác thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; tổ chức huấn luyện nâng cao trình độ nghiệp vụ, năng lực của đội ngũ cán bộ, chiến sĩ; trong cao điểm những ngày cuối năm, Tết Nguyên đán Kỷ Hợi và năm 2019 cần làm tốt công tác phòng ngừa cháy, nổ trong khu dân cư, cơ sở sản xuất, kho tàng, chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, nhà cao tầng, dịch vụ karaoke, vũ trường, bar, nhà hàng tiệc cưới, nơi tổ chức lễ, hội, cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo và phương tiện giao thông vận tải hành khách, hàng hóa.

UBND các quận-huyện cần nâng cao trách nhiệm, nhận thức, kiến thức phòng ngừa cháy, nổ ở khu dân cư, hộ gia đình, hộ kinh doanh, sản xuất nhỏ lẻ kết hợp nhà ở, các chợ truyền thống, cơ sở tín ngưỡng tôn giáo trên địa bàn; tổ chức lực lượng dân phòng, bảo vệ dân phố, dân quân tự vệ ở xã, phường, thị trấn ứng trực, tuần tra, canh gác. Đối với các quận, huyện có rừng cần xây dựng kế hoạch tăng cường công tác PCCC rừng./.

VL