Theo UBND Thành phố, việc lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi sẽ mất rất nhiều thời gian do phải nghiên cứu lập Báo cáo tổng thể dự án gửi các bộ, ngành liên quan thẩm tra, có ý kiến trước khi tiếp thu, hoàn chỉnh dự án báo cáo Chính phủ, trình Quốc hội thông qua, trong khi TP.Hồ Chí Minh thường xuyên phải đối mặt với tình trạng ngập úng, gây ùn tắc và tai nạn giao thông. 

 

Ảnh minh họa (ảnh: TTXVN)

Cũng theo UBND Thành phố, trong 36 dự án nay, có 1 dự án thuộc nhóm A, 25 dự án thuộc nhóm B và 10 dự án thuộc nhóm C với tổng mức đầu tư là 9.963 tỷ đồng đề xuất sử dụng nguồn vốn Tổng Công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) giai đoạn 2016 - 2020. Với mức đầu tư của 36 dự án là 9.963 tỉ đồng, chưa đủ 10.000 tỉ đồng nên theo quy định không phải trình Quốc hội.

Hơn nữa, căn cứ luật Đầu tư công, trong 36 dự án này, có 1 dự án nhóm A thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ, 35 dự án nhóm B và C thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thành phố; không có dự án quan trọng quốc gia thuộc thẩm quyền của Quốc hội.


VL