Địa đạo Củ Chi nằm trên địa bàn huyện Củ Chi, cách trung tâm TP Hồ Chí Minh khoảng 70 km về hướng Tây Bắc. Đây là một kỳ quan đánh giặc độc đáo có một không hai trong lòng đất. Các công trình bên trong địa đạo như: Chiến hào, kho cất giấu lương thực, hầm ăn, giếng nước, phòng ở, nhà bếp, phòng làm việc bệnh xá… liên hoàn như mạng nhện đã biến Củ Chi thành vùng đất thép trong cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc.

Với tầm vóc chiến công của mình, địa đạo Củ Chi đã đi vào lịch sử đấu tranh anh hùng của nhân dân Việt Nam như một huyền thoại của thế kỷ 20 và trở thành một địa danh nổi tiếng trên thế giới.
 

Địa đạo Củ Chi là tên gọi chung của toàn hệ thống địa đạo trên địa bàn huyện Củ Chi.

Địa đạo có chiều sâu 3 tầng, cách mặt đất khoảng 3m. Người dân Củ Chi đã thiết lập
một cuộc sống: ăn ở, sinh hoạt, sản xuất, chiến đấu ngay trong lòng đất.

Hệ thống địa đạo được đào hoàn toàn bằng sức người, có các nhánh chính
và nhiều nhánh nhỏ kết nối với nhau. Đây là các lỗ thông hơi lấy không khí
cho địa đạo được đắp hình tổ mối ngụy trang đánh lạc hướng quân địch.
 Xung quanh địa đạo là các hầm chông được đặt bẫy không theo quy luật nào.
Chính những hầm chông đã bảo vệ vững chắc cho địa đạo và khiến quân địch khiếp sợ.
Trên mặt đất và trong địa đạo còn có rất nhiều ụ chiến đấu, bãi mìn, hố đinh, hầm chông,
bẫy chông được bố trí thành các cụm liên hoàn tạo ra trận địa vững chắc trong thế trận chiến tranh du kích.
Lối xuống tham quan địa đạo.
Đây là nắp hầm bí mật để lên xuống địa đạo. 
Các cửa xuống hầm này chỉ vừa một người chui lọt, được ngụy trang kín đáo.
Cửa hầm địa đạo được thiết kế nhỏ và hẹp chỉ phù hợp với người Việt Nam, khi lính Mỹ xuống
gặp rất nhiều khó khăn. Trong ảnh: Một cửa hầm bí mật dẫn vào địa đạo Củ Chi
 được một em nhỏ nước ngoài thích thú xuống thử.


Du khách tham quan, khám phá đường hầm ở địa đạo Củ Chi.
Bên trong địa đạo còn có một không gian rộng lớn để nghỉ ngơi, dự trữ vũ khí, lương thực,
có giếng nước, có bếp, có hầm chỉ huy, hầm giải phẫu...
Đây là xưởng quân khí chuyên sản xuất vũ khí chiến đấu.
Người lính công binh tháo dỡ bom mìn xịt để lấy thuốc nổ...
...và chế tác ra các loại vũ khí khác nhau chống lại kẻ địch.
Năm 2015, địa đạo Củ Chi được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt
và trở thành địa danh lịch sử thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước tới tham quan.
 Có dịp đặt chân tới đây, du khách sẽ hiểu hơn về cuộc chiến đấu trường kỳ,
gian khổ nhưng đầy vẻ vang của quân dân Củ Chi nói riêng và của dân tộc Việt Nam nói chung.
Phạm Cường