08:19 11/04/2023
print  

Du lịch TP Hồ Chí Minh nhìn lại một năm phục hồi: Nỗ lực bứt phá

(ĐCSVN) - Sau khoảng thời gian khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, với nỗ lực và sự quyết tâm mạnh mẽ, ngành Du lịch TP Hồ Chí Minh đã phục hồi mạnh mẽ. Ngành Du lịch TP đã việc cho ra đời nhiều sản phẩm du lịch mới mẻ đã góp phần xây dựng TP trở thành một điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước và ngày càng được khẳng định trên bản đồ thế giới với nhiều giải thưởng uy tín liên tiế


Khẳng định lại những nỗ lực phục hồi mạnh mẽ sau khoảng thời gian dài chịu ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19; đồng thời nêu rõ những khó khăn cần tháo gỡ để thu hút du khách trong và ngoài nước đến TP trong thời gian tới, phóng viên Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện loạt bài viết “Du lịch TP Hồ Chí Minh làm gì để bứt phá?”

Khẳng định lại những nỗ lực phục hồi mạnh mẽ sau khoảng thời gian dài chịu ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19; đồng thời nêu rõ những khó khăn cần tháo gỡ để thu hút du khách trong và ngoài nước đến TP trong thời gian tới, phóng viên Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện loạt bài viết “Du lịch TP Hồ Chí Minh làm gì để bứt phá?”

Từ dịp Tết Dương lịch năm 2023 và Tết Nguyên đán Quỹ Mão năm 2023 lượng khách quốc tế đến Việt Nam, trong đó có TP Hồ Chí Minh ngày càng tăng mạnh. Những ngày đầu tháng 3, tại các điểm tham quan của TP như: Bưu điện TP; Phố đi bộ Nguyễn Huệ; Dinh Độc Lập… sự đông đúc, nhộn dịp của du khách trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm cho thấy đó là những tín hiệu tích cực của ngành du lịch TP Hồ Chí Minh nói riêng, của ngành du lịch nói chung.

Trao đổi với phóng viên Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Giám đốc Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh Bùi Thị Ngọc Hiếu cho biết: Ngay khi mới mở cửa trở lại, Sở Du lịch TP đã phối hợp các sở ngành, đơn vị tham mưu UBND TP tổ chức chương trình “TP Hồ Chí Minh chào đón bạn – Welcome to Ho Chi Minh City” để xúc tiến, quảng bá thương hiệu rộng nhất, kéo dài nhất và được sự tham gia của nhiều nguồn lực nhất của ngành du lịch TP.

Cùng với đó, các sở ngành của TP cũng đã phối hợp hình thành tổ công tác liên ngành để hình thành chính sách thu hút khách du lịch MICE (loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện, du lịch khen thưởng của các công ty cho nhân viên, đối tác) đến TP. Đồng thời phối hợp tổ chức nhiều sự kiện lễ hội như: Lễ hội Áo dài, Ngày hội Du lịch, Tuần lễ Du lịch TP Hồ Chí Minh và Ngày hội khinh khí cầu…

Năm 2022, ngành Du lịch TPHCM đón khoảng 31 triệu lượt khách du lịch nội địa, khách quốc tế là 3,4 triệu và doanh thu 131.000 tỷ đồng.

Với sự nỗ lực của ngành Du lịch, năm 2022, ngành Du lịch TP đón khoảng 31 triệu lượt khách du lịch nội địa, khách quốc tế là 3,4 triệu và doanh thu 131.000 tỷ đồng; trong 2 tháng đầu năm 2023 doanh thu du lịch tăng 115,8% so với cùng kỳ, khách du lịch quốc tế đến TP đạt hơn 319 nghìn lượt, tăng 100% so với cùng kỳ (đầu năm 2022 còn bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nên không có khách du lịch quốc tế).

Những con số đó khẳng định kết quả khả quan sau một khoảng thời gian mở cửa hoàn toàn du lịch Việt Nam nói chung và du lịch TP Hồ Chí Minh nói riêng. Đến nay, sau một năm nỗ lực, nhiều điểm tham quan, điểm đến đã mở cửa trở lại một cách ổn định, nhiều doanh nghiệp du lịch đã khôi phục hoạt động.

“Có thể nói, năm 2022, ngành Du lịch đã đạt được mục tiêu là kích thích lại nhu cầu đi lại của người dân, khôi phục cơ bản hoạt động du lịch và giới thiệu lại điểm đến TP Hồ Chí Minh trên thị trường nội địa lẫn quốc tế. Kết quả đó là tiền đề để du lịch TP tăng tốc trong năm 2023” – Bà Bùi Thị Ngọc Hiếu nhấn mạnh.

Không chỉ nỗ lực trong việc khôi phục các hoạt động và dịch vụ du lịch, ngành Du lịch TP còn nỗ lực trong việc làm mới mình bằng việc cho ra mắt những sản phẩm mới, để quảng bá hình ảnh, con người TP Hồ Chí Minh đến du khách trong và ngoài nước.

Điểm nhấn khẳng định sự trở lại của ngành Du lịch TP Hồ Chí Minh đó là những nỗ lực trong việc làm mới mình qua việc phối hợp với các quận, huyện và các doanh nghiệp du lịch triển khai chương trình “Mỗi quận huyện một sản phẩm du lịch đặc trưng”. Đây là một trong những giải pháp sáng tạo của ngành Du lịch TP nhằm huy động các nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực của các địa phương trong việc khai thác tài nguyên du lịch trên địa bàn TP thành sản phẩm du lịch hấp dẫn, thể hiện bản sắc văn hóa đa dạng của TP Hồ Chí Minh. Kết quả, đến thời điểm này, ngành Du lịch đã giới thiệu gần 60 sản phẩm, trong đó có 30 sản phẩm mới của 20/22 quận, huyện phục vụ khách đi và về trong ngày.

Chính thức đi vào hoạt động từ cuối tháng 12/2022, sản phẩm du lịch cộng đồng độc đảo Thiềng Liềng (huyện Cần Giờ) đã trở thành điểm đến hấp dẫn du khách vào những dịp cuối tuần.

Đây là sản phẩm du lịch đầu tiên của TP Hồ Chí Minh khai thác hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ, với 16 điểm đến được hình thành dựa trên các yếu tố bản sắc văn hóa, điều kiện tự nhiên và đặc điểm của từng hộ gia đình, mang đậm nét văn hóa của người dân vùng biển. Đến với ấp đảo Thiềng Liềng du khách sẽ được tìm hiểu, trải nghiệm không gian nghề muối, không gian hoài niệm, đờn ca tài tử... sau đó được thưởng thức những đặc trưng trong ẩm thực và thức uống vùng biển.

Là một trong những đơn vị tư vấn và tham gia vào quá trình hình thành sản phẩm du lịch ấp đảo Thiềng Liềng, TS.Tạ Duy Linh, Viện trưởng Viện nghiên cứu Kinh tế và Du lịch TP Hồ Chí Minh cho hay: Qua dịch COVID-19 thị trường du lịch cũng có sự chuyển dịch nhất định, du khách đã có sự chọn lựa nhất định, hành vi tiêu dùng có sự thay đổi. Là đơn vị trực tiếp khảo sát và tư vấn cho Sở Du lịch TP xây dựng và tạo ra sản phẩm du lịch cộng đồng Thiềng Liềng - sản phẩm du lịch cộng đồng có điểm khác biệt rất lớn so với các sản phẩm du lịch của các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, đó là tính hội tụ rất lớn. Đó là bà con sinh sống trên ấp đảo không chỉ là cư dân tại chỗ mà còn là sự hội tụ của các địa phương khác quần cư trên đó, tạo ra bản sắc rất riêng.

Sau một khoảng thời gian ra mắt đã tạo một tiếng vang lớn với du khách quan tâm về mô hình du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng. Qua đó cho thấy xu hướng sắp tới người dân sẽ tìm về những giá trị tự nhiên vốn có, tìm về những kỷ niệm và đây là cơ hội lớn để cho các cộng đồng nông thôn phát triển du lịch trong thời điểm này.

Cùng với cán bộ của phòng Văn hóa- Thông tin quận 11, chúng tôi có dịp được tham quan một số điểm nổi bật trong Tour “Có một Chợ Lớn rất khác”. Đây là sản phẩm du lịch đầu tiên của quận 11 được ra đời vào cuối năm 2022, với rất nhiều điểm đến hấp dẫn, mang đậm thương hiệu của quận.

Với những ai sinh sống ở quận 11 có lẽ không còn xa lạ với sự cổ kính, nhẹ nhàng và tinh thần thiện nguyện của Đạo quán Khánh Vân Nam Viện. Tọa lạc trong con hẻm đường Nguyễn Thị Nhỏ (quận 11), Khánh Vân Nam Viện có nguồn gốc từ huyện Nam Hải, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, được du nhập vào Sài Gòn - Chợ Lớn năm 1936 và đến nay.

Đây là ngôi đạo quán hiếm hoi và lớn nhất miền Nam, mang yếu tố tổng hợp của "tam giáo đồng nguyên": Nho giáo - Phật giáo - Đạo giáo.

Chia sẻ với chúng tôi, ông Châu Huê Bang, Trưởng Ban Hội tự Chùa Khánh Vân Nam Viện cho biết:  ngoài là nơi hành hương của cộng đồng người Hoa tại TP Hồ Chí Minh, Khánh Vân Nam Viện còn là điểm đến tham quan của nhiều du khách trong nước và quốc tế.

Nét nổi bật nhất của Khánh Vân Nam Viện là hoạt động từ thiện, chăm lo cho sức khoẻ, đời sống của cộng đồng và những người dân nghèo, bất kể dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng. Ông Châu Huê Bang cho biết: Ngoài hoạt động tín ngưỡng, ngay từ ngày thành lập Khánh Vân Nam Viện, tiêu chí làm từ thiện đã là nét nổi bật của chùa. Chùa có sáng lập phòng khám, ban đầu Chùa khám cho những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn, sau này Chùa mở rộng đối tượng, tất cả mọi người nghèo khó, hay giàu sang có bệnh đến phòng khám đều được chữa trị.

“Khi tham gia vào Tour “Có một Chợ Lớn rất khác” của quận 11, ngoài tuyên truyền để nhiều người biết đến Chùa Khánh Vân Nam Viện, giúp du khách trong và ngoài nước biết nhiều hơn về Chùa và những địa danh nổi tiếng của quận 11; chúng tôi vui mừng vì qua đó góp phần quảng bá hình ảnh và con người quận 11 nói riêng, tăng doanh thu, phát triển kinh tế cho quận”. Ông Bang cho hay.

Không chỉ là nơi có nhiều điểm du lịch tâm linh, quận 11 còn là một trong những địa phương có tỷ lệ người Hoa sinh sống đông và Phố Sủi cảo Hà Tôn Quyền, phường 4 Quận 11 từ lâu đã trở thành địa danh nổi tiếng với người dân trên địa bàn.

Chị Hồ Thanh Vi, chủ quán Sủi Sảo Thuận Hảo 193 chia sẻ: Khi được lựa chọn tham gia vào Tour “Có một Chợ Lớn rất khác”, Quán sủi cảo Thuận Hảo 193 cảm thấy rất vui, bởi khác với trước kia quán sẽ đón nhiều khách Việt Nam, còn hiện nay Quán được đón nhiều đoàn khách nước ngoài và những du khách đến đây sẽ được thưởng thức, trải nghiệm về cách gói và làm hoàn thiện món bánh cảo, họ được làm chủ gian bếp, như chính ngôi nhà của mình.

“Nhờ tham gia vào Tour “Có một Chợ Lớn rất khác” tôi có cơ hội được quảng bá, giới thiệu món ăn của người Hoa đến đông đảo người dân Việt Nam và đông đảo du khách từ nhiều quốc gia khi đến tham quan tại quận 11. Bên cạnh đó, quán cũng nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình từ Phòng Văn hóa- Thông tin Quận ủy 11 trong thực hiện các kênh giới thiệu, quảng bá; ứng dụng mã cod, ví điện tử trong đặt món và thanh toán thuận tiện cho du khách”. Chị Vy tâm sự.

Trao đổi với chúng tôi, bà Phạm Thị Bích Trâm, Phó Chủ tịch UBND Quận 11 cho biết: Hưởng ứng chiến lược phát triển các sản phẩm du lịch của TP Hồ Chí Minh, Quận 11 đã tích cực rà soát, khảo sát các địa điểm trên địa bàn quận để cho ra sản phẩm du lịch Tour “Có một Chợ Lớn rất khác” quảng bá nét truyền thống, nét đẹp văn hóa về đồng bào dân tộc Hoa trên địa bàn. Các điểm đến mang một màu sắc truyền thống của đồng bào dân tộc Hoa như: Chùa Khánh Vân Nam Viện; Chợ Thiếc; Khu ẩm thực Sủi cảo Hà Tôn Quyền… Quận tích cực xây dựng thành Tour để quảng bá đến người dân TP nói riêng, người dân trong nước và du khách quốc tế nói chung.

Hiện xây dựng kế hoạch tuyên truyền rộng rãi đến các ban, ngành, đoàn thể và người dân trên địa bàn. Bên cạnh việc sử dụng các hình thức tuyên truyền bằng tờ rơi, áp phíc… quận có các buổi mời các ban, ngành, đoàn thể, tổ dân phố, khu dân cư để quảng bá sản phẩm văn hóa này; quận cũng xây dựng Tour du lịch tham quan, trong đó mời các ban, ngành, đoàn thể, ưu tiên cho lực lượng phòng, ban, UBND, Quận ủy, MTTQ, Phụ nữ, Đoàn thanh niên, Cựu chiến binh… sẽ đến các điểm đến. Từ đó sẽ phổ biến rộng hơn cho các tổ dân phố, khu phố và hướng đến là toàn thể người dân trên địa bàn.

Quận 1 là trung tâm của TP Hồ Chí Minh, nơi đây được biết đến với một loạt các sản phẩm nổi tiếng được du khách trong và ngoài nước yêu thích mỗi khi đặt chân đến TP Hồ Chí Minh, đó là: Dinh Độc Lập; Bưu Điện TP; Chợ Bến Thành, Phố đi bộ Nguyễn Huệ, Phố Bùi Viện... Thế nhưng, để thu hút du khách đến và dừng chân lâu hơn trên địa bàn, năm 2022 ngành Du lịch Quận 1 đã giới thiệu tour du lịch Ký ức Biệt động Sài Gòn", tìm hiểu về lực lượng Biệt động Sài Gòn năm xưa đến với du khách trong và ngoài nước.

Tour"Ký ức biệt động Sài Gòn” - Ảnh: Báo Đại đoàn kết

Tham gia Tour “Ký ức Biệt động Sài Gòn", du khách sẽ được trải nghiệm và nghe các câu chuyện về sự chiến đấu quả cảm, anh dũng, kiên cường của lực lượng Biệt động Sài Gòn qua câu chuyện của các nhân chứng sống kể lại. Theo đó, tour du lịch này sẽ đưa du khách đến các địa điểm lịch sử của Biệt động Sài Gòn như: hộp thư bí mật và hầm nổi tại quán cafe Đỗ Phủ, Bảo tàng Biệt động Sài Gòn, Đài phát thanh TP Hồ Chí Minh (VOH), Nhan Hương quán tại Thảo cầm viên Sài Gòn; Hội trường Thống Nhất (Dinh Độc Lập xưa).

Việc cho ra mắt tour du lịch này nhằm kết nối các công trình kiến trúc lịch sử nổi tiếng của Quận 1 nói riêng và của TP Hồ Chí Minh nói chung. Qua đó, sẽ giúp Quận 1 từng bước hoàn thiện, nâng chất các sản phẩm du lịch theo định hướng của UBND TP Hồ Chí Minh.

Điểm mới của tour du lịch trên là tập trung khai thác các điểm độc đáo, đặc biệt về lịch sử văn hóa của Quận 1 gắn với quá trình hình thành, phát triển của TP Hồ Chí Minh trong quá trình hình thành hơn 300 năm qua. Đây cũng là những điểm đến mà du khách không thể bỏ qua khi đến tham quan, du lịch tại TP Hồ Chí Minh.

TS Tạ Duy Linh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển Du lịch TP Hồ Chí Minh cho rằng: TP Hồ Chí Minh là một trong những “Cực trọng điểm” thực hiện sứ mệnh kết nối các địa phương lại, giúp các nhà đầu tư biết đến các địa phương, hiểu được các địa phương và sẵn sàng đầu tư.

Khi đó không những doanh nghiệp được hưởng lợi mà cả vùng đó được lợi; đồng thời nhờ sự liên kết đó còn giúp đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ cho du lịch được đào tạo, bài bản, chính quy hơn; nhờ sự liên kết đó các giá trị về mặt nông sản, nông nghiệp của địa phương được quảng bá và nhờ sự liên kết đó chúng ta thấy bản sắc du lịch của các địa phương không bị trùng lắp và tạo ra hiệu ứng tích cực giúp du khách có sự trải nghiệm thực tế.

“Bản chất của ngành du lịch là liên kết, đây là ngành kinh tế tổng hợp và phải có liên kết thì mới tạo ra được đòn bẩy để phát triển kinh tế du lịch. Nói về liên kết trong phát triển du lịch, tôi muốn nhấn mạnh một lần nữa, TP Hồ Chí Minh là một trong những địa phương đóng vai trò rất lớn trong phát triển du lịch, đặc biệt là ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Từ quá trình quan sát và thực hiện các sản phẩm du lịch, tôi cho rằng liên kết du lịch có thể chia thành hai hướng, đó là: Liên kết ngành và liên kết vùng” – TS Tạ Duy Linh nhấn mạnh.

TS Tạ Duy Linh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển Du lịch TP Hồ Chí Minh cho rằng: TP Hồ Chí Minh là một trong những “Cực trọng điểm” thực hiện sứ mệnh kết nối các địa phương lại, giúp các nhà đầu tư biết đến các địa phương, hiểu được các địa phương và sẵn sàng đầu tư.

Để có thể tạo sự liên kết, nhằm tăng tính hiệu quả quảng bá các sản phẩm du lịch, theo Phó Chủ tịch UBND Quận 11 Phạm Thị Bích Trâm, quận 11 đã có kế hoạch phối hợp với quận 5, quận 6 để hình thành sản phẩm du lịch liên quận; đồng thời liên hệ với các đơn vị du lịch lữ hành giúp tuyên truyền, hướng dẫn du khách đễn các điểm du lịch này.

Để TP Hồ Chí Minh trở thành điểm giữ chân du khách, ngành du lịch TP nỗ lực hình thành các sản phẩm mới và kêu gọi đầu tư xây dựng các sản phẩm mới để phục vụ du khách. Cùng với đó, ngành du lịch cũng đang phối hợp với các quận, huyện, các doanh nghiệp tiếp tục làm mới các sản phẩm đã có để thu hút khách đến TP.

Bên cạnh đó, TP tiếp tục đầu tư, xây dựng và phát triển các sản phẩm đã có; đồng thời đẩy mạnh kết nối các điểm đến đặc sắc của các quận, huyện theo các chuyên đề như du lịch văn hóa, du lịch tâm linh, ẩm thực…; phát triển các sản phẩm du lịch đường thủy, sản phẩm du lịch ban đêm…

 

Thực hiện: Hoàng Mẫn - Phú Đức và Nhóm PV

Tiếp theo...

Bài 2: Đa dạng các sản phẩm kinh tế đêm.

Hoàng Mẫn- Phú Đức- Phạm Cường