|
|
Phó Giám đốc Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh Bùi Thị Ngọc Hiếu phát biểu tại Tọa đàm. |
Phát biểu tại tọa đàm, Phó Giám đốc Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh Bùi Thị Ngọc Hiếu cho biết: Sau khi mở cửa lại hoạt động du lịch từ đầu năm 2022, với sự nỗ lực phấn đấu của cộng đồng doanh nghiệp trong hệ sinh thái du lịch, ngành du lịch TP Hồ Chí Minh đã tích cực, chủ động triển khai các nhiêm vụ giải pháp phục hồi và đạt được những kết quả quan trọng.
Năm 2022 tổng lượng khách du lịch đến TP Hồ Chí Minh năm 2022 đạt là 34.702.129 lượt tăng 271% so cùng kỳ năm 2021, tăng 36% so với kế hoạch năm 2022. Tổng thu du lịch năm 2022 đạt 131.138 tỷ đồng, tăng 196,4% so với cùng kỳ năm 2021, tăng 45,7% so với kế hoạch năm 2022.
Một trong những lợi thế so sánh của ngành du lịch Thành phố so với các tỉnh, thành phố khác là hệ thống các cơ sở lưu trú du lịch rộng khắp với hơn 3.227 cơ sở. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, hệ thống khách sạn tập trung ở đối tượng các cơ sở lưu trú đạt điều kiện tối thiểu phục vụ khách du lịch và các khách sạn 1-3 sao trên địa bàn Thành phố đang đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức, cụ thể như: vấn đề về nguồn khách, nguồn lực nhân sự, mức độ ứng dụng chuyển đổi số của khách sạn nhỏ và vừa còn hạn chế nên tính cạnh tranh không cao...
|
|
Trao đổi giữa cơ quan quản lý và các doanh nghiệp, cơ sở lưu trú vừa và nhỏ tại tọa đàm. |
Đặc biệt, phần lớn khách sạn vừa và nhỏ trên địa bàn Thành phố chưa đáp ứng tiêu chí về kinh doanh dịch vụ lưu trú theo quy định của Luật Du lịch, tập trung ở tiêu chí an ninh trật tự, đảm bảo về an toàn phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ. Do đó, xuất hiện tình trạng khách sạn đóng cửa tạm dừng kinh doanh hoặc thay đổi loại hình kinh doanh để bám trụ.
Tại Tọa đàm các đại biểu, các doanh nghiệp đã chia sẻ những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ cơ sở lưu trú du lịch vừa và nhỏ; đề xuất phương án giải pháp tối ưu để hỗ trợ doanh nghiệp trong thời điểm hiện nay.
Chia sẻ tại tọa đàm, ông Mauro Gasparotti – Giám đốc SAVILLS HOTELS đánh giá cao sức phục hồi của ngành Du lịch Việt Nam nói chung và ngành Du lịch TP Hồ Chí Minh nói riêng. Việt Nam đã ghi dấu ấn trên bản đồ du lịch quốc tế, với các điểm đến cụ thể, hấp dẫn, không còn chỉ là điểm dừng chân như trước đây.
Đặc biệt, sau khi dịch bệnh COVID-19 được kiểm soát, lượng khách đến Việt Nam ngày càng tăng. Tuy nhiên, tốc độ phát triển này cũng sẽ gây áp lực đến nguồn cung, đến môi trường và nguồn cầu của ngành Du lịch Việt Nam.
Bà Đỗ Thị Ánh Tuyết – Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin Quận 1 chia sẻ tại Tọa đàm.
Ông Mauro Gasparotti cho rằng: Để nâng tầm vị thế của ngành Du lịch Việt Nam đòi hỏi sự phối hợp tìm kiếm phân khúc khách hàng du lịch để da dạng hóa sản phẩm du lịch nhằm đáp ứng được đối tượng khách hàng ngày càng đa dạng; tăng cường các yếu tố trải nghiệm về văn hóa nghệ thuật mang bản sắc riêng, kết hợp quảng bá ẩm thực, hoạt độ.ng thể thao… nhằm thu hút khách đến và lưu trú lại lâu hơn.
Từ dẫn chứng một số quốc gia làm tốt vấn đề phát triển du lịch, kích cầu chi tiêu từ du khách, ông Mauro Gasparotti cho rằng, Việt Nam cũng cho rằng, cần phải đa dạng hóa các sản phẩm du lịch tại TP Hồ Chí Minh, nhất là việc đổi mới mô hình các khu khách sạn, nghỉ dưỡng theo hệ sinh thái mang lại giá trị xanh.
“Có thể sử dụng yếu tố sẵn có như yếu tố di sản, yếu tố xanh, giá trị tâm linh, giá trị cộng đồng, giá trị tận hưởng, giá trị gia đình… có thể tích hợp vào sản phẩm du lịch để phát triển ngành du lịch của TP Hồ Chí Minh nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung”. Ông Mauro Gasparotti chia sẻ.
|
|
ông Mauro Gasparotti– Giám đốc SAVILLS HOTELS chia sẻ giải pháp để phát triển mạnh mẽ hơn ngành du lịch TP Hồ Chí Minh. |
Bà Đỗ Thị Ánh Tuyết – Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin Quận 1 cho rằng: Từ thực tế hoạt động của các cơ sở lưu trú vừa và nhỏ trên địa bàn cho thấy, nhiều nhân sự của các cơ sở lưu trú du lịch đã chuyển ngành nghề (nhất là thời điểm cao điểm dịch Covid-19) và không quay lại lĩnh vực du lịch, một số nhân sự nghỉ việc, về quê và không quay lại... dẫn đến hiện nay hầu hết các cơ sở lưu trú du lịch đang thiếu hụt nhân sự nhất là nguồn lực có kinh nghiệm chuyên môn và chất lượng cao.
Vì vậy, bà Tuyết kiến nghị, Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh cần rà soát nhu cầu nguồn nhân lực tại các cơ sở lưu trú du lịch để phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu UBND Thành phố chủ trương và nguồn kinh phí để đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch cho các cơ sở lưu trú du lịch. Xem xét về thời gian đào tào, bồi dưỡng để kịp thời đào tạo nguồn nhân lực cho các cơ sở lưu trú du lịch phù hợp với trong giai đoạn cấp thiết như hiện nay (hiện nay đào tạo các chứng chỉ nghiệp vụ thì khoảng 3 tháng).
Đại diện cho đơn vị Khách san A25, bà Nguyễn Thị Thúy Loan chia sẻ: Một trong những vấn đề hệ thống khách sạn A25 đang gặp khó khăn sau một thời dài bị đóng cửa do ảnh hưởng của dịch bệnh, đó là sở vật chất bị xuống cấp, doanh thu sụt giảm, các chi phí điện nước, vốn vay nhà nước chỉ hỗ trợ trong thời gian dịch nặng nề nhất. Hiện nay, đầu tư nâng cấp cái gì, mua sắm cái gì, doanh nghiệp chúng tôi phải đắn đo, cân nhắc nhiều phương án, và chọn phương án tối ưu nhất mới thực hiện; như vậy mất rất nhiều thời gian, do đó rất khó làm hài lòng những du khách khó tính.
Bà Hoa bày tỏ mong muốn sẽ sớm được tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi, được hỗ trợ giãn nợ vay, để hỗ trợ các doanh nghiệp chúng tôi có điều kiện nâng cấp cơ sở vật chất, có chi phí nâng cấp ứng dụng công nghệ số để phục vụ khách du lịch một cách tốt nhất.
Tại tọa đàm nhiều đại diện các khách sạn và cơ sở lưu trú trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đã chia sẻ, trao đổi một số vấn đề đang đặt ra trong quá trình vận hành như: Vấn đề hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc thực hiện chuyển đổi số; vấn đề đảm bảo an ninh trật tự, công tác phòng cháy, chữa cháy; vấn đề cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp, công ty lữ hành và cơ sở lưu trú trong thời đại công nghệ…/..