Văn hóa lịch sử, nét đẹp trong lòng người dân TP Hồ Chí Minh.

 

Đặc biệt, trong cuộc cuộc cách mạng 4.0 hiện nay, công nghệ hỗ trợ cho sự sáng tạo, tài nguyên văn hóa hiện có của Thành phố và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.

Đó là khẳng định của TS Hoàng Văn Tú, Trưởng bộ môm Chính trị học, Khoa Lý luận cơ sở, Học viện Cán bộ TP Hồ Chí Minh tại hội thảo “thí điểm cơ chế, chính sách mới vượt trội tại TP Hồ Chí Minh” năm 2023.

Trong nhiều năm nay, TP Hồ Chí Minh đã thực hiện nhiều chính sách thu hút, bồi dưỡng và phát triển người có tài năng đặc biệt ở những lĩnh vực có nhu cầu trong đó có ngành văn hóa- nghệ thuật, thể dục và thể thao. Nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thời gian qua, UBND TP Hồ Chí Minh đã bổ sung chính sách thu hút và trọng dụng nhân tài. Trong đó, với Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thành phố sẽ bồi dưỡng năng khiếu, nhân tài lĩnh vực văn hóa- nghệ thuật, thể dục-thể thao; tập trung triển khai kế hoạch tuyển sinh, đào tạo nhằm đảm bảo chất lượng, đúng đối tượng, đạt chỉ tiêu, mở rộng liên kết với các cơ sở đào tạo có uy tín trong và ngoài nước; tăng cường đầu tư xây dựng các công trình, dự án lĩnh vực văn hóa – nghệ thuật, thể dục- thể thao; tiếp tục đổi mới cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại… Sở Văn hóa và Thể thao TP đã đưa ra 13 chỉ tiêu và đạt những kết quả cụ thể trên từng lĩnh vực.

Đánh giá từ Thành phố cho thấy, với lĩnh vực thể dục-thể thao, Thành phố có kinh nghiệm thực tiễn trong việc thực hiện những chương trình đào tạo ngắn hạn và dài hạn, đó là tiền đề thuận lợi cho việc tiếp tục thực hiện chương trình đào tạo, nguồn nhân lực trong giai đoạn hiện nay. Việc phát hiện tìm kiếm tài năng thể thao đa phần đều xuất phát từ các khâu tuyển chọn các nhân tài có năng khiếu, có thành tích ban đầu từ giải thi đấu. Kết quả đào tạo huấn luyện viên, vận động viên đã phần nâng cao trình độ chuyên môn cho lực lượng thể thao của TP Hồ Chí Minh xuất sắc vượt chỉ tiêu thành tích các kỳ đại hội thể thao. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện bồi dưỡng năng khiếu, nhân tài trong lĩnh vực văn hóa- nghệ thuật-thể dục-thể thao của TP còn nhiều bất cập, hạn chế.

Đó là chính sách trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao hiện chưa đủ sức hấp dẫn thu hút tài năng trẻ được đào tạo bài bản trong và ngoài nước; chế độ chính sách chưa tạo được môi trường thu hút học viên gắn bó và phục vụ lâu dài. Loại hình nghệ thuật truyền thống cần có quá trình tập luyện gian khổ, kéo dài nhưng thu nhập thấp nên khó thu hút sự tham gia và gắn bó với nghề, do quy định về kinh phí đào tạo sinh viên, huấn luyện viên, vận động viên, người có tài năng, năng khiếu trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, thế dục thể thao.

Việc chọn năng khiếu, tài năng trẻ còn tốn khá nhiều công sức, tuy nhiên sự kéo dài thời gian làm thủ tục cử đi đào tạo do những vướng mắc về kinh phí gây lãng phí nhân lực, thời gian công sức, tuyển chọn…Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ TP Hồ Chí Minh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra mục tiêu phát triển thành phố đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 “Tăng cường xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, xứng đáng với niềm tin của Nhân dân; phát huy truyền thống, đoàn kết, năng động, sáng tạo, nghĩa tình, huy động hiệu quả mọi nguồn lực và tận dụng thời cơ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, giữ vững ổn định chính trị-xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh; không ngừng đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh;xây dựng thành phố thông minh, phát triển nhanh, bền vững, giữ vững vai trò đầu tàu kinh tế của cả nước; đẩy mạnh phát triển văn hóa, tiến bộ, công bằng xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, xây dựng gia đình hạnh phúc; vì cả nước, cùng cả nước,vì hạnh phúc của nhân dân, thành phố là trung tâm về kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học-công nghệ cà văn hóa của khu vực Đông Nam Á.

TS Hoàng Văn Tú cho rằng, để nâng cao, phát hiện bồi dưỡng năng khiếu, nhân tài lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao thời gian tới, đó là: Cần đổi mới tư duy, tăng cường hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phát triển văn hóa-nghệ thuật, thể dục – thể thao; đẩy mạnh công tác nghiên cứu xây dựng thể chế, chính sách về thể dục, thể thao, văn hóa nghệ thuật, đặc biệt là công tác nâng cao chất lượng, phát hiện và tìm kiếm tài năng, bồi dưỡng sử dụng nhân tài; hoàn thiện chính sách đãi ngộ thu hút nhân tài; nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, giảng viên giáo dục thể chất đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ giáo dục toàn diện…/..

Đức Minh