Tặng giấy khen cho các tập thể đã có thành tích xuất sắc tiêu biểu hoạt động HĐND huyện Củ Chi nhiệm kỳ 2016 – 2021. (Ảnh: Web Thành ủy TP Hồ Chí Minh)

Để triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân huyện nhiệm kỳ 2021 - 2026, Thường trực Hội đồng nhân dân huyện Củ Chi triển khai Đề án nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2021- 2026 với mục tiêu xây dựng Hội đồng nhân dân huyện vững mạnh toàn diện, góp phần xây dựng chính quyền địa phương trong sạch, vững mạnh, liêm chính, kiến tạo, phục vụ, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, là chính quyền của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

Đồng thời, nâng cao năng lực thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn gắn với đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Hội đồng nhân dân trong việc quyết định các vấn đề về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của địa phương theo nghị quyết của cấp ủy và quy định của pháp luật; nâng cao chất lượng công tác giám sát, tiếp xúc cử tri, tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo theo hướng thiết thực, hiệu quả; nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy trí tuệ, năng lực của đại biểu Hội đồng nhân dân, tham gia đầy đủ, tích cực các hoạt động, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân huyện.

Có thể khẳng định rằng, việc thực Đề án nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân huyện nhiệm kỳ 2021 - 2026 bước đầu đạt những kết quả đáng khích lệ, đó là:

Tổ chức tốt kỳ họp thường lệ của HĐND huyện, đảm bảo chất lượng, hiệu quả, đúng quy định; các Nghị quyết ban hành đều đảm bảo hợp hiến, hợp pháp, phù họp với thực tiễn và được phổ biến, tuyên truyền đến các cơ quan, đơn vị, địa phương và Nhân dân.

Nhằm đảm bảo công tác giám sát của Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy, Hội đồng nhân dân huyện, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể huyện không bị trùng lắp về nội dung cũng như đối tượng giám, hạn chế đến mức thấp nhất hoạt động của các cơ quan đơn vị được giám sát, ngay từ đầu năm Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy, Hội đồng nhân dân huyện, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể huyện đã phối hợp lựa chọn các nội dung giám sát và đơn vị giám sát trong năm, trong đó Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy làm đầu mối tổng hợp.

Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng và hoạt động hiệu quả của Hội đồng nhân dân cấp huyện, Thường trực Hội đồng nhân dân huyện Củ Chi chia sẻ một số giải pháp sau:

Một là, Bảo đảm sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Thường trực, Ban Thường vụ Huyện ủy và Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đối với hoạt động của Hội đồng nhân dân huyện. Thực hiện tốt mối quan hệ phối hợp công tác giữa Hội đồng nhân dân với Ủy ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các cơ quan, đoàn thể của huyện, với các vị đại biểu Quốc hội được bầu tại địa phương và Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố và các cơ quan, ban ngành của Thành phố có liên quan.

Hai là, Thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân huyện theo Luật định, đặc biệt cần chú trọng các giải pháp, biện pháp để không ngừng nâng cao chất lượng kỳ họp, chất lượng xây dựng Nghị quyết và chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện.

Ba là, Phối hợp các cấp, các ngành tích cực tuyên truyền, phổ biến các nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện để các tầng lớp nhân dân, các thành phần kinh tế phát huy nội lực, sức mạnh tổng hợp để thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng theo mục tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân huyện và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện.

Bốn là, Phối hợp và tổ chức tốt các cuộc tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp của Hội đồng nhân dân huyện. Với phương châm mở rộng địa bàn tiếp xúc mỗi đơn vị có thể chia thành nhiều địa điểm tiếp xúc, tăng cường đối thoại trực tiếp với cử tri, để kịp thời thu thập đầy đủ, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của cử tri, phản ánh đúng thực tiễn ở cơ sở.

Năm là, Không ngừng đổi mới phương thức, hình thức giám sát nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội, quốc phòng – an ninh. Thực hiện chặt chẽ các giai đoạn của quá trình giám sát từ việc xác định, lựa chọn nội dung, vấn đề giám sát, xây dựng chương trình, kế hoạch, quyết định thành lập tham gia giám sát, triển khai thực hiện kế hoạch, kết luận, kiến nghị, đề xuất sau giám sát, đến việc theo dõi, đôn đốc thực hiện kiến nghị sau giám sát. Tiếp tục nâng cao năng lực giám sát của đại biểu Hội đồng nhân dân, thành viên đoàn giám sát.

Sáu là, Nâng cao chất lượng chất vấn tại kỳ họp lựa chọn nhóm vấn đề nóng, mang tính thời sự, cần được xem xét, giải quyết, được nhiều cử tri và nhân dân quan tâm để chất vấn./.

 

CM