Đồng chí Phan Văn Mãi phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Chi Mai)

Đó là nội dung tại Hội nghị đối thoại giữa Lãnh đạo TP Hồ Chí Minh và doanh nghiệp Hàn Quốc diễn ra vào chiều ngày 16/8/2023 do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Thành phố (ITPC) TP Hồ Chí Minh phối hợp với Tổng Lãnh sự quán Hàn Quốc tại TP Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức.

Hội nghị đối thoại giữa Lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh và doanh nghiệp Hàn Quốc năm 2023 thật sự là cơ hội tốt để các sở, ngành, lãnh đạo Thành phố và doanh nghiệp Hàn Quốc trao đổi thông tin, tìm kiếm đối tác phù hợp, đồng thời định hướng và xác định kế hoạch hợp tác trong thời gian tới. Với tiềm năng hợp tác đa dạng, phong phú, cùng quyết tâm và thiện chí hợp tác, tin tưởng rằng quan hệ giữa TP Hồ Chí Minh và Hàn Quốc sẽ không ngừng phát triển, mang lại lợi ích thiết thực và góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của cả hai bên.

Quan hệ giữa TP Hồ Chí Minh và Hàn Quốc tiếp tục ghi nhận những bước phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, du lịch. Hàn Quốc hiện là một trong những đối tác thương mại lớn của Thành phố, đứng thứ 04/120 quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư trực tiếp trên địa bàn Thành phố. Trong năm 2022, có 125 dự án đầu tư trực tiếp của nhà đầu tư Hàn Quốc vào TP Hồ Chí Minh, với tổng vốn đầu tư hơn 60,6 triệu đô-la Mỹ (chiếm 10,25% so với tổng vốn đầu tư nước ngoài vào TP Hồ Chí Minh). Lũy kế đến nay, Hàn Quốc đã có 2.135 dự án, với tổng vốn đầu tư hơn 5.501 triệu đô-la Mỹ (chiếm 9,64% so với tổng vốn đầu tư nước ngoài vào TPHCM). Doanh nghiệp Hàn Quốc quan tâm đầu tư nhiều vào các lĩnh vực: Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy, công nghiệp chế biến, chế tạo, hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ và thông tin và truyền thông,…04 lĩnh vực này chiếm trên 75% số lượng dự án đầu tư của Hàn Quốc vào Thành phố, nhưng về số vốn đăng ký thì 03 ngành: xây dựng, kinh doanh bất động sản và công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm trên 76% tổng vốn đầu tư. Hàng năm, TP Hồ Chí Minh đón nhiều đoàn doanh nghiệp Hàn Quốc đến tìm hiểu cơ hội kinh doanh, hợp tác đầu tư trên địa bàn Thành phố, góp phần phát triển bền vững mối quan hệ thương mại, đầu tư song phương.

Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Phan Văn Mãi - Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP Hồ Chí Minh nhấn mạnh Thành phố luôn nỗ lực trong tạo môi trường đầu tư, mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài nói chung, doanh nghiệp Hàn Quốc nói riêng, hoạt động ổn định, lâu dài và hiệu quả tại Thành phố; khẳng định thành công của các doanh nghiệp là thành công của TP Hồ Chí Minh và đó chính là động lực để Thành phố không ngừng cải thiện môi trường đầu tư, đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp.

Trước Hội nghị, ITPC đã tiếp nhận và phối hợp với các đơn vị giải đáp hơn 15 vướng mắc của doanh nghiệp liên quan đến các vấn đề về chính sách xuất nhập khẩu tại chỗ, giấy phép lao động cho người nước ngoài, của một số công ty Hàn Quốc tại TP Hồ Chí Minh đang gặp khó khăn trong việc hoàn thuế GTGT, sự cần thiết trong việc đầu tư của phía Chính phủ Việt Nam đối với ngành công nghiệp phụ trợ để hỗ trợ cho các doanh nghiệp FDI;…

Chia sẻ tại Hội nghị, ông Choi Bun Do - Chủ tịch Hiệp hội Thương mại và công nghiệp Hàn Quốc tại miền Trung và miền Nam Việt Nam (KOCHAM) gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ủy ban Nhân dân Thành phố đã đưa ra các biện pháp tháo gỡ, hỗ trợ cho 13 trường hợp trong tổng số 21 đề xuất vướng mắc của các doanh nghiệp Hàn Quốc trong Hội nghị Đối thoại năm 2022, đặc biệt là phương án xử lý kịp thời vấn đề thu phí hạ tầng cảng biển. Ngoài ra, Chủ tịch KOCHAM cũng nêu lại 15 vướng mắc mà doanh nghiệp Hàn Quốc gặp phải trong năm 2023 để cùng trao đổi, thảo luận tại Hội nghị để kịp thời tháo gỡ cho doanh nghiệp, các doanh nghiệp Hàn Quốc rất mong nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của lãnh đạo Thành phố.

Bên cạnh trả lời vướng mắc của các doanh nghiệp tại Hội nghị, ông Đào Minh Chánh, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư giới thiệu về định hướng thu hút và cải thiện môi trường đầu tư tại TP Hồ Chí Minh trong thời gian tới; đồng thời đại diện của Sở Văn hóa và Thể thao; Sở Khoa học và Công nghệ cũng hỗ trợ giải thích chi tiết, cụ thể các chính sách, quy định pháp luật, trao đổi góp ý cho định hướng phát triển TP Hồ Chí Minh trong lĩnh vực Khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, giúp cộng đồng doanh nghiệp Hàn Quốc tiếp cận các dự án mời gọi đầu tư vào Thành phố năm 2023, nhằm thu hút và cải thiện môi trường đầu tư tại Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới.

Tại Hội nghị, Đại diện Công ty TNHH Hansoll Vina đưa ra kiến nghị rằng, trước khi thực hiện việc sửa đổi quy định về xuất nhập khẩu tại chỗ, công ty kính mong các cơ quan có thẩm quyền cân nhắc những khó khăn mà các doanh nghiệp liên quan sẽ phải đối mặt. Công ty mong rằng trước khi Nghị định sửa đổi được thực thi thì thủ tục thông quan đối với hoạt động xuất nhập khẩu tại chỗ vẫn được thực hiện như trước đây.

Cục Hải Quan đã phản hồi trong Công văn số 2255/HQTPHCM- GSQL ngày 4/8/2023 như sau, trong quá trình thực hiện đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính Phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái có chỉ đạo Bộ Tài Chính, Tổng cục Hải quan tổ chức tổng kết, đánh giá việc thực hiện khoản 1 Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, để báo cáo Chính phủ xem xét sửa đổi, bổ sung chung với việc sửa đổi bổ sung Nghị định số 08/2015/NĐ-CP.

Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ, Tổng cục Hải quan đã và đang tổ chức lấy ý kiến các cơ quan liên quan, và nhiều hội nghị, hội thảo với cộng đồng doanh nghiệp trong cả nước về việc sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, đảm bảo cơ sở pháp lý cũng như tạo thuận lợi thương mại.

Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh cũng đã tổ chức họp các đơn vị có liên quan, tích cực nghiên cứu, phân tích để có đánh giá tổng thể việc thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ từ trước đến nay sao cho đảm bảo tính pháp lý, tránh xáo trộn gây thiệt hại cho doanh nghiệp.

Đưa ra câu hỏi của mình, đại diện lãnh đạo Công ty TNHH Pungkook Sài Gòn II cho rằng, hiện nay, cơ quan Hải quan không chấp thuận áp dụng hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ đối với các doanh nghiệp quy định tại Điểm c, Khoản 1, Điều 35 của

Nghị Định 08/2015/NĐ-CP và yêu cầu công ty chuyển sang hình thức mua bán nội địa, nhận hóa đơn GTGT từ các nhà cung cấp vật tư. Tuy nhiên, công ty phải xuất hóa đơn GTGT cho ai (VD: công ty con nhận gia công hay công ty mẹ) và thuế suất thuế GTGT là bao nhiêu %, công ty vẫn chưa nhận được hướng dẫn cụ thể.

Cục Hải Quan đã phản hồi trong Công văn số 2255/HQTPHCM- GSQL ngày 4/8/2023 như sau: Trong quá trình thực hiện đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính Phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái có chỉ đạo Bộ Tài Chính, Tổng cục Hải quan tổ chức tổng kết, đánh giá việc thực hiện khoản 1 Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, để báo cáo Chính phủ xem xét sửa đổi, bổ sung chung với việc sửa đổi bổ sung Nghị định số 08/2015/NĐ-CP.

Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ, Tổng cục Hải quan đã và đang tổ chức lấy ý kiến các cơ quan liên quan, và nhiều hội nghị, hội thảo với cộng đồng doanh nghiệp trong cả nước về việc sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, đảm bảo cơ sở pháp lý cũng như tạo thuận lợi thương mại.

Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh cũng đã tổ chức họp các đơn vị có liên quan, tích cực nghiên cứu, phân tích để có đánh giá tổng thể việc thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ từ trước đến nay, đồng thời tham mưu báo cáo Tổng cục Hải quan phương án thay thế trong trường hợp bãi bỏ điểm c khoản 1 điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính Phủ, sao cho đảm bảo tính pháp lý, tránh xáo trộn gây thiệt hại cho doanh nghiệp.

Cùng với đó, Cục Thuế đã phản hồi trong Công văn số 9633/СТТРНСМ-ТТHT ngày 4/8/2023 như sau: Liên quan nội dung vướng mắc, kiến nghị của doanh nghiệp về việc sửa đổi quy định hoạt động xuất nhập khẩu tại chổ của Việt Nam không thuộc thẩm quyền hướng dẫn của cơ quan thuế, đề nghị DN liên hệ Cục Hải quan TP.HCM để được hướng dẫn theo thẩm quyền.Liên quan nội dung vướng mắc về chính sách thuế GTGT, lập hóa đơn GTGT hoạt động xuất khẩu tại chỗ, Cục Thuế TP Hồ Chí Minh có ý kiến như sau: Căn cứ Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ; Căn cứ Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định hướng dẫn thi hành Luật Thuế GTGT và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế GTGT; Căn cứ Nghi định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;Căn cứ Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (đã được sửa đổi bởi Thông tư 39/2018/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 05/06/2018); Căn cứ các quy định nêu trên, về nguyên tắc trường hợp Công ty có hoạt động xuất khẩu tại chổ phù hợp theo quy định pháp luật thì thuộc đối tượng áp dụng thuế suất thuể Giá trị gia tăng là 0% nếu đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 9, khoản 2 Điều 17 Thông tư 219/2013/TT-BTC. Trường hợp Công ty không có đủ một trong các thủ tục, hồ sơ theo quy định thì tính và nộp thuế Gía trị gia tăng như đối với hàng hóa tiêu thụ nội địa.

Trường hợp Công ty sử dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP, khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì Công ty sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài, hoạt động xuất khẩu tại chổ và hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ trong nội địa theo quy định tại Điều 8 Nghị định 123/2020/NĐ-CP./.

 

 

 

 

  

Chi Mai