Ngành nông nghiệp thành phố Thủ Đức phải chuyển dịch theo hướng sản xuất nông nghiệp đô thị, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học.

Vai trò của nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi trong xây dựng nông nghiệp đô thị trên địa bàn Thành phố Thủ Đức” đã và đang đóng góp tích cực cho việc phát triển nền nông nghiệp đô thị, sự phát triển chung của thành phố trong thời gian qua; góp phần cùng địa phương xây dựng dựng Thành phố Thủ Đức trở thành đô thị thông minh, sáng tạo; có chất lượng sống tốt, văn minh - hiện đại - nghĩa tình; phát triển nhanh và bền vững.

Vai trò của nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi trong xây dựng nông nghiệp đô thị trên địa bàn Thành phố Thủ Đức” đã và đang đóng góp tích cực cho việc phát triển nền nông nghiệp đô thị, sự phát triển chung của thành phố trong thời gian qua; góp phần cùng địa phương xây dựng dựng Thành phố Thủ Đức trở thành đô thị thông minh, sáng tạo; có chất lượng sống tốt, văn minh - hiện đại - nghĩa tình; phát triển nhanh và bền vững.

TP Thủ Đức là địa bàn trọng điểm được Thành phố Hồ Chí Minh tập trung đầu tư nhiều dự án lớn và cả quá trình đô thị hóa nhanh, đất sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp nhiều trong giai đoạn 2018 - 2023 để phát triển công nghiệp, thương mại dịch vụ, phục vụ nhu cầu dân sinh cho người dân trên địa bàn. Do vậy, ngành nông nghiệp thành phố Thủ Đức phải chuyển dịch theo hướng sản xuất nông nghiệp đô thị, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học. Việc giảm diện tích trồng lúa, rau, mía, sen, nấm… hiệu quả thấp sang các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao phù hợp với điều kiện đặc thù của thành phố Thủ Đức là hướng đi tất yếu để xây dựng nền nông nghiệp đô thị, phát triển bền vững, đem lại thu nhập cao cho nông dân.

Để thích ứng, ngành nông nghiệp thành phố Thủ Đức đã chú trọng đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, phát triển nông nghiệp đô thị; tập trung đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng giảm diện tích; Một số sản phẩm đã và đang được nông dân phát triển cả về diện tích lẫn chất lượng như: Kiểng bon-sai, hoa lan, hoa mai, nhóm rau thủy canh, nấm và nhóm cá cảnh…. mang lại hiệu quả, năng xuất chất lượng cao.

Bên cạnh đó, những chủ trương định hướng phát triển nông nghiệp đô thị, chính sách hỗ trợ nông dân chuyển đổi mô hình sản xuất nông nghiệp phù hợp với điều kiện đô thị hóa, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi diễn ra khá sinh động, nhiều mô hình được nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi mạnh dạn đầu tư, tận dụng triệt để nguồn tài nguyên để sản xuất. Chính vì vậy, việc phát triển nông nghiệp đô thị thông minh, mang tính sinh thái, bền vững gắn với đặc thù nông nghiệp thành phố Thủ Đức trong những năm gần đây có nhiều thay đổi, cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch theo hướng nông nghiệp đô thị; kết quả đó có sự đóng góp không nhỏ của lực lượng nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi trên địa bàn thành phố.

Nhằm phát huy vai trò của nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi trong xây dựng nông nghiệp phù hợp với phát triển đô thị, Hội nông dân TPThủ Đức đã phát động phong trào nông dân thi đua sản xuất doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững. Phát huy tốt vai trò chỉ đạo, luôn chú trọng cũng cố kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động các câu lạc bộ “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi”; hàng năm xây dựng kế hoạch, triển khai, hướng dẫn cơ sở, tuyên truyền vận động nông dân tham gia như: đăng ký, bình chọn và đề nghị công nhận danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp, cũng như công tác sơ kết.

 Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng phong trào, Hội các cấp chủ động phối hợp với các ngành, đơn vị có liên quan tổ chức các hoạt động hỗ trợ nông dân nhằm nâng cao chất lượng phong trào như: tổ chức các lớp dạy nghề, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, đưa hội viên, nông dân tham quan học tập các mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả để nhân rộng, tham gia giao lưu học tập kinh nghiệm; qua 5 năm đã tổ chức tuyên truyền 151 cuộc với hơn 6.022 lượt hội viên tham dự. Việc phát động đăng ký được chú trọng về chất lượng, tiêu chuẩn quy định, phù hợp với quy mô sản xuất và khả năng thu nhập của từng hộ gia đình, qua 5 năm có 4.632/6.702 lượt hộ đăng ký (chiếm tỷ lệ 69,1%, vượt 4,9% so với chỉ tiêu); về công tác bình xét danh hiệu, khen thưởng nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp được thực hiện công khai ở các chi hội, trong quá trình thực hiện đã xuất hiện nhiều hội viên, tập thể điển hình tiêu biểu trong sản xuất kinh doanh giỏi và thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, chăm lo cho hội viên và nhân dân nghèo, khó khăn trên địa bàn qua 5 năm có 3.548/4.632 lượt hộ đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi, bình quân đạt 76,6% so với hộ đăng ký (vượt 6,6% so với chỉ tiêu phấn đấu 70%). Đặc biệt, có 25 sản phẩm nông nghiệp vinh dự được Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố tặng bằng khen và chứng nhận sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu thành phố Hồ Chí Minh.

Cùng với đó phát huy vai trò nòng cốt của nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi trong việc tập hợp hội viên nông dân tham gia phát triển kinh tế tập thể, xây dựng hợp tác xã kiểu mới, bằng nhiều hình thức tuyên truyền vận động, hỗ trợ các chính sách hội viên tham gia Xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường; tập huấn ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới; tham quan học tập kinh nghiệm, tham gia hội chợ triển lãm để quảng bá và tiêu thụ sản phẩm; tiếp cận các nguồn vốn vay, tạo điều kiện hội viên nông dân mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tham gia mô hình kinh tế tập thể (hợp tác xã, tổ hợp tác) và các chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Qua 5 năm, đã tuyên truyền và vận động thành lập 9 hợp tác xã/131 thành viên, 61 tổ hợp tác/454 thành viên (chiếm 62,7% hộ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn).

Mặt khác, tổ chức tập huấn, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ cao cho nông dân: hàng năm có kế hoạch chỉ đạo cơ sở hội rà soát đăng ký, tham gia các lớp tập huấn chuyển giao khoa họa công nghệ, các lớp nghề phù hợp nhu cầu hội viên từng địa bàn, ngoài chương trình dạy nghề của Hội Nông dân Thành phố Hồ Chí Minh đơn vị còn phối hợp với trung tâm dạy nghề nông nghiệp công nghệ cao, trạm khuyến nông, phòng kinh tế … tổ chức được 56 lớp/1.512 lượt hội viên tham gia các lớp đào tạo nghề ngắn hạn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp...;

Song song đó, phối hợp phòng kinh tế, Bưu điện Thủ Đức, công ty Viettel (voso) tổ chức cho cán bộ cơ sở hội và hội viên nông dân sản xuất kinh doanh giỏi triển khai việc xây dựng thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm và lòng tin người tiêu dùng trong thương mại điện tử thông qua tuyên truyền, đào tạo kỹ năng thương mại điện tử cho hội viên và đơn vị; Tuyên truyền vận động hộ nông dân đăng ký tham gia trưng bày, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tại hội chợ triền lãm, hội hoa xuân do Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Hội Nông dân phối hợp sở ngành thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hàng năm; Giới thiệu hội viên nông dân tiếp cận nguồn Quỹ Trợ vốn thành viên hợp tác xã (CCM), Quỹ Hỗ trợ nông dân Thành phố, Ngân hàng Chính sách xã hội Thành phố… trong việc hỗ trợ các tổ chức kinh tế tập thể, hội viên nông dân vay vốn mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Đạt được những kết quả trên là nhờ có những chủ trương, chính sách đúng đắn của thành phố về phát triển nông nghiệp đô thị; sự chỉ đạo của Hội Nông dân Thành Phố, lãnh đạo của Thành uỷ, tạo điều kiện của Ủy ban nhân dân Thành phố Thủ Đức đã tập trung đầu tư cho nông nghiêp, nông dân, nông thôn. Sự phối hợp của các ngành, đoàn thể với Hội Nông dân các cấp trong lãnh đạo, chỉ đạo; vai trò tham mưu của các cấp hội, cán bộ, hội viên nông dân từ hoạt động tuyên truyền vận động hội viên đăng ký nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, tham gia mô hình kinh tế tập thể, chuyển đổi mô hình sản xuất truyền thống sang ứng dụng công nghệ chất lượng cao.

Qua hoạt động phong trào đã tạo niềm tin, phấn khởi và sự gắn bó trong hội viên nông dân với tổ chức Hội và góp phần quan trọng vào thành tựu chung của địa phương, bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới, trình độ dân trí ngày càng cao, nhiều tiến bộ khoa học, công nghệ mới được nông dân sáng tạo ứng dụng thiết bị nông nghiệp để nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm.

Hiệu quả của phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững ngày càng được lan tỏa rộng khắp, khai thác có hiệu quả tiềm năng thế mạnh của địa phương, đã được các cấp ủy đảng, chính quyền quan tâm chỉ đạo; các cấp Hội Nông dân thường xuyên phát động và sự ủng hộ của cán bộ, hội viên nông dân, góp phần tích cực trong việc xây dựng nông nghiệp đô thị trong thời gian qua.

Đội ngũ cán bộ, công chức của hội có điều kiện tiếp cận chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà Nước, đây là những thuận lợi rất cơ bản để tham mưu, đề xuất những chương trình, giải pháp, hoàn thành chức năng, nhiệm vụ được giao trên các lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn sát thực tiễn và hiệu quả trong thời gian qua.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, vẫn còn một số hạn chế, tồn tại như: Đô thị hóa tạo sự chuyển dịch lao động trong nông nghiệp nên số hộ lao động nông nghiệp thuần túy sẽ tiếp tục giảm. Nhiều hộ chuyển sang dịch vụ thương mại, xây nhà trọ cho thuê nên sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị trong thời gian qua gặp nhiều khó khăn, tốc độ tăng trưởng thấp.

Tình hình sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, thiếu sự liên kết hỗ trợ nhau trong sản xuất nhằm tạo ra sản lượng hàng hoá qui mô lớn, đạt chất lượng đồng đều và mang tính thẩm mỹ cao cũng như tăng tính cạnh tranh.

Việc xây dựng các công trình phụ trợ phục vụ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên đất nông nghiệp gặp khó khăn, không thể thực hiện được.

Công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức cho nông dân được tập trung, nhưng nhìn chung chưa làm chuyển biến nhận thức của hội viên nông dân trong việc chuyển đổi, mở rộng quy mô khai thác tiềm năng, thế mạnh nông nghiệp của địa phương mình để phát triển sản xuất.

Từ thực trạng, giải pháp, kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế trong việc phát huy vai trò của nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi trong xây dựng nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố, Hội Nông dân Thành phố Thủ Đức rút ra một số kinh nghiệm thực tiễn như sau:

Một là: Phải chủ động tham mưu, tranh thủ sự lãnh đạo của các cấp ủy, sự tạo điều kiện của chính quyền, sự phối hợp của các ngành để thực hiện; vận dụng có hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước liên quan đến nông nghiệp, nông dân; đồng thời phải làm cho các ngành thấy được việc xây dựng nền nông nghiệp đô thị là trách nhiệm chung của hệ thống chính trị.

 Hai là: Phải xây dựng đội ngũ cán bộ, lực lượng hội viên là nông dân Việt Nam xuất sắc, nông dân tiêu biểu Thành phố hồ Chí Minh, thực sự tâm huyết, có trách nhiệm, hiểu rõ mục tiêu của việc tham gia phát triển kinh tế nông nghiệp, xây dựng nền nông nghiệp đô thị để làm nòng cốt, chủ động tham mưu, hỗ trợ Hội trong công tác tuyên truyền, vận động

Ba là: Mở rộng các mối quan hệ liên kết với các đơn vị tín dụng, các ngành chuyên môn như Phòng kinh tế, Trạm Khuyến Nông, các trường Đại học Nông Lâm, khu nông nghiệp công nghệ cao... để đẩy mạnh các dịch vụ hỗ trợ nông dân như vốn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, các hoạt động dạy nghề, cung ứng vật tư nông nghiệp, tham quan học tập các mô hình sản xuất nông nghiệp đô thị có hiệu quả

Bốn là: Tập trung liên kết, phối hợp, tham mưu tạo điều kiện cho nông dân tiêu thụ sản phẩm trên nhiều kênh phân phối không gian mạng, gián tiếp, trực tiếp...để mở rộng thị trường; đồng thời hỗ trợ nông dân xây dựng lohgo nhãn hiệu hàng hóa, xây dựng thương hiệu để ngày càng có nhiều người tiêu dùng tiếp cận và sử dụng sản phẩm nông nghiệp đô thị.

Năm là: Xây dựng ngày càng nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả, có giải pháp nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trong lĩnh vực làm kinh tế, nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, điển hình tiên tiến trong các phong trào thi đua yêu nước và công tác xã hội từ thiện.

Có thể nói “Vai trò của nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi trong xây dựng nông nghiệp đô thị trên địa bàn Thành phố Thủ Đức” đã và đang đóng góp tích cực cho việc phát triển nền nông nghiệp đô thị, sự phát triển chung của thành phố trong thời gian qua; góp phần cùng địa phương xây dựng dựng Thành phố Thủ Đức trở thành đô thị thông minh, sáng tạo; có chất lượng sống tốt, văn minh - hiện đại - nghĩa tình; phát triển nhanh và bền vững./..

 

PV