Tiến sỹ Nguyễn Văn Vẹn (người đứng) trong một Tọa đàm do Tạp chí Cộng sản tổ chức.

 

PV: Thưa Tiến sĩ, Tiến sĩ nhận định thế nào về tình hình chính sách tá động đến thị trường trái phiếu, chứng khoán Việt Nam hiện nay?

Tiến sĩ Nguyễn Văn Vẹn: Hiện nay chính sách tài chính nói chung, đặc biệt chính sách tiền tệ của Chính phủ đang ngày càng được hoàn thiện, tuy nhiên độ phủ của chính sách vẫn còn nhiều mặt cần tiếp tục bổ sung để hoàn thiện, sao cho theo kịp sự thay đổi quá trình phát triển chung của nền kinh tế. Có thể nói chính sách tài chính, tiền tệ toàn diện hết sức quan trọng tác động đến sự ổn định mọi hoạt động, trong đó có yếu tố thanh khoản của thị trường và niềm tin của nhà đầu tư. Vì vậy, việc ban hành chính sách, các cơ quan tham mưu Chính phủ cũng hết sức chú ý, tiếp cận toàn diện trong khi soạn thảo ban hành chính sách. Một khi chính sách tài chính, tiền tệ chưa ban hành kịp thời hoặc nội hàm chính sách còn tồn tại nhiều khe hổng sẽ dễ dẫn đến hậu quả rủi ro thanh khoản tài chính khó lường, nếu không nói là nguyên nhân dẫn đến các cuộc khủng hoảng tín dụng trên thị trường trái phiếu, lan rộng sang thị trường chứng khoán, mà trên thực tế hậu quả của nó đang hiện diện ở các thị trường này, đây là vấn đề hệ trọng, rất đáng báo động cho nền kinh tế.

PV: Theo ông trường hợp trái phiếu bất động sản bị “tắt” hậu quả sẽ thế nào?

Tiến sĩ Nguyễn Văn Vẹn: Như chúng ta đã biết nhiều về nguyên nhân các cuộc khủng hoảng kinh tế, đóng băng các thị trường đã qua, trường hợp thị trường trái phiếu bất động sản bị “tắc” thanh khoản, các thị trường trái phiếu chậm được giải phóng sẽ dễ gây ra tâm lý hoang mang, hiệu ứng Domino, mất niềm tin của các nhà đầu tư, làm gia tăng rủi ro, kéo theo nguy cơ sự sụp đổ, ảnh hưởng chung đến phát triển kinh tế - xã hội và mục tiêu phát triển quốc gia. Chúng ta cũng phải nghiêm túc nhìn nhận thực tế, chính sách điều tiết thị trường chứng khoán, trái phiếu thời gian dài chậm hoàn thiện, “bám đuôi” sự phát triển, chưa theo kịp quy mô phát triển và dự báo tương lai của thị trường, còn khoảng trống pháp lý, công tác thanh ra, kiểm soát lỏng lẻo là cơ hội cho tiêu cực trục lợi chính sách mà nhiều vụ hao túng chứng khoán, trái phiếu, làm giá đang xảy ra đối với thị nền kinh tế Việt Nam là minh chứng.

PV: Ông có thể nói rõ hơn về chính sách gần đây?

Tiến sĩ Nguyễn Văn Vẹn: Rất mừng, Bộ Tài chính đề xuất kịp thời Nghị định 65/2022/NĐ-CP ngày 16/9/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 153/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế, quy định mới tháo gỡ khó khăn, vực dậy thị trường trái phiếu doanh nghiệp, chính sách có hiệu ứng tích cực đến thị trường chứng khoán, trái phiếu. Có thể nhận định rằng Công điện số 1163/CĐ-TTg của Thủ tướng thể hiện động thái quyết liệt của Thủ tướng bảo đảm thị trường trái phiếu doanh nghiệp hoạt động lành mạnh, minh bạch, an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững, góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế trong tình hình mới, thể hiện quyết tâm của Chính phủ chấn chỉnh mọi hoạt động của thị trường trái phiếu, chứng khoáng Việt Nam, Chính phủ đang quyết liệt chỉ đạo các bộ ngành liên quan, đặc biệt Bộ Tài chính hoàn thiện chính sách thị trường trái phiếu, chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới. Theo tôi, trước mắt, chính sách tháo gỡ những nút thắc trên thị trường trái phiếu, chứng khoán đó là Chính sách cần được khẩn trương bổ sung hoàn thiện trên cơ sở sâu chuỗi đầy đủ dữ kiện, nhận thức toàn diện, dự báo tình huống để chính sách thật sự trở thành một đòn bẩy kích thích, điều chỉnh toàn diện mội hoạt động và định hướng ổn định thị trường trong dài hạn. Nghĩa là ban hành chính sách cần được đổi mới, sáng tạo sao cho nội hàm bao quát toàn diện, tạo ra cú hích mạnh mẽ  thúc đẩy phát triển thị trường, đảm bảo lợi ích hoài hòa các bên liên quan, không để rơi vào tình huống đối phó hoặc “chạy theo nhà đầu tư hoặc chạy theo doanh nghiệp phát hành trái phiếu”, chính sách nên tính đến hiệu quả trước mắt và lâu dài, ít thay đổi, đặc trọng tâm là lợi ích quốc gia, có hệ thống kiểm soát chặt chẽ, thông minh. Tôi được biết trong hiện tại (ngắn hạn), Bộ Tài chính đang khẩn trương, tập trung tham mưu Chính phủ ban hành hoàn thiện chính sách ổn định, kiểm soát đồng bộ hiệu quả, bằng nhiều loại công cụ, chính sách tài chính, tiền tệ kết hợp, can thiệp nhằm tác động hiệu quả đến thị trường, ngăn ngừa rủi ro, khủng hoảng. Các chính sách tiền tệ truyền thống bao gồm nghiệp vụ thị trường mở, chính sách dự trữ bắt buộc và chính sách tái chiết khấu cần được kiểm soát chặt chẽ xuyên suốt quá trình điều chỉnh cung tiền và quy mô tín dụng trong toàn bộ hệ thống tài chính quốc gia. Song song đó, sử dụng các công cụ tài chính, tiền tệ mới nhằm điều chỉnh lãi suất sao cho chính xác, phù hợp định hướng dòng tiền trái phiếu, chứng khoán trong toàn hệ thống, trong đó đảm bảo kiểm soát chặt chẽ dịch chuyển dòng tiền ổn định vào ra thị trường chứng khoán và trái phiếu, cân đối hợp lý cả cho thị trường Bất động sản và các loại trái phiếu phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đồng thời ưu tiên thúc đẩy thanh khoản thị trường trái phiếu, ổn định thị trường chứng khoán, đặc biệt trái phiếu BĐS. Việc kiểm soát tín dụng trong dài hạn, đáp ứng nhu cầu thanh khoản lớn của các tổ chức phát hành trái phiếu, dự phòng “quỹ chìm” cho thanh khoản, đáo hạn cũng là vấn đề hết sức quan trọng cần cân nhắc đảm bảo ổn định của hệ thống tài chính, thanh khoản và dự phòng rủi ro.

PV: Tiến sĩ nhận định thế nào về kiểm soát hoạt động phát hành trái phiếu và rủi ro của nó hiện nay ?

Tiến sĩ Nguyễn Văn Vẹn: Tôi được biết, Bộ Tài chính đang rất quyết liệt tham mưu ban hành chính sách kiểm soát phát hành trái phiếu doanh nghiệp, chúng ta nghiêm túc thừa nhận rằng thời gian dài trước đây công tác quản lý, kiểm soát dòng tiền phát hành trái phiếu có lúc, có nơi chưa chặt chẽ dự phòng rủi ro, khoa học, còn nặng sự vụ chưa mang tính hệ thống, chưa theo kịp quy mô phát triển doanh nghiệp phát hành trái phiếu, dòng tiền dịch chuyển vào thị trường trái phiếu bất động sản tỷ lệ khá lớn, dễ dẫn đến rủi ro tài chính, mất ổn định thanh khoản trái phiếu thị trường này, bất động sản là sản phẩm cơ bản, thiết yếu sự bất ổn của nó sẽ kéo theo ảnh hưởng đến cả hệ thống thị trường chứng khoán Việt Nam, đặc biệt trái phiếu doanh nghiệp bất động sản chiếm tỷ trọng lớn trên thị trường chứng khoán như hiện nạy. Việc thiếu cân đối hợp lý dòng tiền thông qua phát hành trái phiếu như dịch chuyển vào phát triển công nghiệp, các lĩnh vực giao thông, công nghệ thông tin, đô thị và lĩnh vực sáng tạo phát triển quốc gia, các dự án trọng điểm và công ích quốc gia nói riêng và cân đối hợp lý dòng tiền trong toàn hệ thống thách thức cho phát triển đồng bộ kinh tế xã hội trong dài hạn là thách thức cho mục tiêu, lộ trình phát triển quốc gia, vì vậy chính sách cần được chú trọng điều chỉnh cân bằng phù hợp các lĩnh vực, ngành. Các cơ quan tham mưu cho Chính phủ đang tiếp tục đổi mới hoạch định, tham mưu ban hành chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, tăng cường đổi mới hoạt động kiểm soát vĩ mô và xây dựng, thiết kế phát triển thị trường chứng khoán, trái phiếu lành mạnh, minh bạch. Cần khẳng định rằng, sự hiện diện rủi ro thanh khoản trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam ngày càng tăng, đặc biệt thị trường trái phiếu bất động sản đã tác động ít nhiều đến niềm tin nhà đầu tư, gây hoang mang, hổn loạn, định hướng phát triển lâu dài thị trường trái phiếu chung quốc gia. Trước đây, do hiệu ứng đám đông, sức hấp dẫn mời gọi, truyền thông bất cân xứng từ thị trường Bất động sản, các nhà đầu tư ồ ạt đầu tư lớn vào cổ phiếu và trái phiếu bất động sản, lượng tiền dịch chuyển vào cổ phiếu, trái phiếu bất động sản tăng lên đã đẩy mức giá chung trên thị trường chứng khoán lên cao, tuy nhiên mức giá tăng cao này chủ yếu nguyên do doanh nghiệp sử dụng kỹ thuật phát hành trái phiếu làm giá, bước nhảy giá, lừa đảo thu hút dòng tiền đầu tư vào những loại trái phiếu này. Giờ đây quy mô trái phiếu bất động sản chiếm phần lớn thị trường chứng khoán, trái phiếu, đó cũng là yếu tố thiếu bền vững cho phát triển thị trường trái phiếu, chứng khoán ở Việt Nam. Thị trường bất động sản đang trong giai đoạn điều chỉnh, trả lại giá trị thật của bất động sản theo giá thị trường, điều hành giá dựa vào thu nhập bình quân đầu người, phát triển thị trường bất động sản bền vững, vì vậy các vụ sai phạm vừa qua của các doanh nghiệp bất động sản thông qua phát hành trái phiếu lừa đảo nhà đầu tư có tác động mạnh đến niềm tin của nhà đầu tư trái phiếu bất động sản nói riêng và cả thị trường trái phiếu nói chung, đây là một bài học thị trường trái phiếu, chứng khoán Việt Nam.

Rõ ràng, chính sách ban hành đảm bảo điều chỉnh toàn diện các hoạt động của thị trường chứng khoán, trái phiếu có ý nghĩa hết sức rất quan trọng cho nhu cầu phát triển thị trường trái phiếu, chứng khoán Việt Nam hiện nay. Việc hoàn thiện hệ thống thông minh, ứng dụng công nghệ kiểm soát chặt chẽ từ khâu phát hành trái phiếu đến khâu đáo hạn, quy mô kinh doanh của doanh nghiệp phát hành, khả năng thanh toán trái phiếu của doanh nghiệp, kiểm soát giao dịch, dòng tiền dịch chuyển trên thị trường trái phiếu, chứng khoán, kiểm soát hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp huy động vốn phát hành trái phiếu, kiểm soát lãi suất của trái phiếu doanh nghiệp, của trái phiếu ngân hàng, kiểm soát rủi ro trái phiếu, kiểm soát công tác thẩm định phát hành trái phiếu và vận hành thị trường trái phiếu. . . cũng cần được các nhà hoạch định chính sách và quản lý ưu tiên triển khai.

Sau nhiều sự vụ bắt tay làm giá, tạo giá lừa đảo của các doanh nghiệp chứng khoán gây lủng đoạn thị trường, bước nhảy giá lên giá xuống thị trường chứng khoán gặp khó khăn, mất kiểm soát, thị trường trái phiếu, chứng khoán thiếu minh bạch trong thời gian dài tạo ra dư luận hoài nghi hiệu quả công tác quản lý nhà nước vận hành thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp.

PV:  Tiến sĩ nhận định thế nào, có khuyến nghị gì với các cơ quan chức năng?

Tiến sĩ Nguyễn Văn Vẹn:  Sự thật thị trường trái phiếu bất động sản của ta đang gặp khó khăn, điểm nghẽn, mất thanh khoản thị trường trái phiếu là một minh chứng, điều này đã và đang dẫn đến khủng hoảng niềm tin của nhà đầu tư, vì vậy ranh giới dẫn đến nguy cơ sụp đổ trên thị trường chứng khoán, trái phiếu rất mong manh, điều này là thách thức cho công tác quản lý nhà nước và hoàn thiện chính sách Tài chính, tiền tệ trong ngắn hạn và dài hạn sao cho vừa đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, vừa đảm bảo lợi ích các bên liên quan.

Một số gợi ý khuyến nghị Chính phủ:

Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống kiểm soát thông minh vận hành thị trường trái phiếu, thực hiện “rà soát các yếu tố vĩ mô và vi mô ảnh hưởng đến thị trường trái phiếu”, đó là:

- Các yếu tố vĩ mô bao gồm lãi suất phi rủi ro, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, chính sách tiền tệ, môi trường kinh tế, chỉ số thị trường chứng khoán, chỉ số trái phiếu doanh nghiệp, chỉ số tổng hợp, thuế, cơ cấu kỳ hạn của lãi suất, giá trị gia tăng công nghiệp, lạm phát, v.v.…

- Các yếu tố vi mô bao gồm cấu trúc vốn của tổ chức phát hành trái phiếu, quản trị doanh nghiệp, thời hạn phát hành trái phiếu, xếp hạng tín nhiệm trái phiếu, quy mô phát hành trái phiếu, dự báo của nhà phân tích và các yếu tố khác bao gồm hệ thống quản lý đầu tư, tỷ lệ phòng ngừa rủi ro, tâm lý nhà đầu tư, đánh giá và kỳ vọng của nhà đầu tư, dự báo của nhà phân tích, thông tin doanh nghiệp.

Thứ hai, trong trường hợp chính phủ quyết định “bơm tiền” giải cứu trái phiếu doanh nghiệp, khuyến nghị xem xét lợi ích toàn diện theo quy mô thị trường trái phiếu và phân phối dòng tiền hợp lý phục hồi trái phiếu quốc gia, ưu tiên dịch chuyển dòng tiến trái phiếu vào lĩnh vực ngành nhằm mang lại lợi ích lâu dài góp phần hoàn thành các mục tiêu, lộ trình lộ phát triển kinh tế nói chung và công nghiệp hóa, hiện đại hóa quốc gia nói riêng. Đối với tình huống tỷ lệ mất thanh khoản cao ở thị trường bất động sản, Chính phủ hết sức cân nhắc, kiểm soát quy mô dòng tiền vào ra trái phiếu này, đảm bảo can thiệp tín dụng không gây lạm phát, không ảnh hưởng đến phát triển kinh tế lâu dài. Ngoài ra, Chính phủ cân nhắc thêm nên chăng ban hành Nghị định mới 66 thay thế Nghị định 65 ngay trong cùng năm? trong khi Nghị định 65 cho phép doanh nghiệp mua lại nợ trái phiếu trước hạn của nhà đầu tư, điều chỉnh này dễ dẫn đến hệ lụy biến động xấu trong hoạch định chính sách. Tuy nhiên, trong tình huống khẩn cấp cần phải “giải cứu” Chính phủ nên ra soát toàn diện thị trường trái phiếu, rà soát “đối tượng” cần giải cứu, tránh tình huống tiền lệ xem chính phủ luôn là “phao cứu sinh” giải cứu doanh nghiệp “không đúng đối tượng” trong tương lai.

Cuối cùng, để nhằm giúp các nhà đầu tư xem xét lựa chọn các trái phiếu doanh nghiệp phù hợp trước khi ra quyết định đầu tư khuyến nghị cơ quan có thẩm quyền “hoàn thiện thiết kế, vận hành hệ thống kiểm soát thị trường trái phiếu thông minh” nhằm tối ưu hóa, phòng ngừa, dự báo, cảnh báo về những dữ kiện rủi ro, tránh vỡ nợ có thể xảy ra đối với doanh nghiệp ở hiện tại và tương lai, đảm bảo giải pháp an toàn quá trình phát triển thị trường trái phiếu, chứng khoán, phòng ngừa, khắc phục rủi ro, khả năng phục hồi và đây cũng là hệ thống cung cấp thông tin tham chiếu chính thống cho nhà đầu tư tham khảo ra quyết định đầu tư, tránh thiệt hại nặng nề do thiếu kinh nghiệm.

PV: Xin cảm ơn Tiến sĩ./..

PV